Đề kiểm tra lần 1 môn: Vật lý – Lớp 10 thời gian: 45 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lần 1 môn: Vật lý – Lớp 10 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra lần 1 môn: Vật lý – Lớp 10  thời gian: 45 phút
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
Môn: Vật Lý – lớp 10S
Thời gian: 45 phút
1. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi:
A. vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
B. kích thước của vật theo thời gian.
C. quĩ đạo chuyển động của vật theo thời gian.
D. vị trí của vật đó so với một vật khác.
2. Vật nào sau đây có thể coi là chất điểm?
A. Ô tô đang đứng trong bến.
B. Xe lửa đang chạy chậm vào nhà ga.
C. Xe máy đang chạy từ Đà Nẵng ra Huế.
D. Trái Đất đang quay quanh mình nó.
3. Vật nào sau đây không thể coi là chất điểm?
A. Quả táo rơi từ trên cao xuống đất.
B. Giọt mưa đang rơi.
C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
D. Hòn bi có kích thước 10 cm đặt cách người quan sát 30 cm.
4. Vận tốc của một vật là đại lượng đặc trưng cho:
A. tốc độ chuyển động của vật.
B. hướng chuyển động của vật.
C. tốc độ và hướng chuyển động của vật.
D. quĩ đạo chuyển động của vật.
5. Số chỉ của tốc kế trên xe máy cho biết:
A. hướng vận tốc của vật.
B. tốc độ của vật tại thời điểm ta xét.
C. tốc độ trung bình của vật trên quãng đường đã đi.
D. tốc độ lớn nhất của vật trên quãng đường đã đi.
6. Trong chuyển động thẳng đều thì:
A. quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.
B. quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
C. vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
D. tọa độ tỉ lệ thuận với quãng đường đi.
7. Phương trình chuyển động của vật là x = 10 +2t (x tính bằng m; t tính bằng s) cho biết:
A. vật chuyển động cùng chiều (+) với vận tốc 10m/s.
B. vật chuyển động ngược chiều (+) với vận tốc -10m/s.
C. vật chuyển động cùng chiều (+) với vận tốc 2m/s.
D. vật chuyển động ngược chiều (+) với vận tốc -2m/s.
8. Phương trình chuyển động của vật là x = - 10 + 2t (x tính bằng m; t tính bằng s) cho biết:
A. tọa độ ban đầu của vật là xo = - 10m.
B. tọa độ ban đầu của vật là xo = 10m.
C. tọa độ ban đầu của vật là xo = - 2m.
D. tọa độ ban đầu của vật là xo = 2m.
9. Phương trình chuyển động của vật là x = - 10 + 2t (x tính bằng m; t tính bằng s) cho biết quãng đường đi của vật từ giây thứ 2 đến giây thứ 5 là:
A. s = 4m.
B. s = - 4m.
C. s = 6m.
D. s = - 6m.
10. Một xe máy chuyển động thẳng đều từ vị trí A, cách vị trí O 10km với tốc độ 10 m/s. Chọn gốc tọa độ tại O; chiều (+) từ O đến A; gốc thời gian lúc xe ở A. Phương trình chuyển động của xe máy là (x tính bằng km; t tính bằng giờ):
A. x = 10t.
B. x = 10 + 10t.
C. x = 10 + 36t.
D. x = 10 – 10t.
11. Hai ô tô xuất phát từ hai điểm A và B cách nhau 50 km chuyển động ngược chiều nhau, sau 30 phút thì hai xe gặp nhau. Vận tốc của xe thứ nhất là 60 km/h, thì vận tốc của xe thứ hai là:
A. 50 km/h.
B. 40 km/h.
C. 80km/h.
D. 100 km/h.
12. Một người đi xe máy trên quãng đường AB, Trong nửa thời gian đầu người ấy đi với tốc độ 36 km/h; trong nửa thời gian sau người ấy đi với tốc độ 54 km/h. Tốc độ trung bình của người ấy trên cả quãng đường AB là:
A. 45 km/h.
B. 18km/h.
C. 27 km/h.
D. một giá trị khác.
13. Chọn phát biểu đúng. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. vận tốc luôn có giá trị dương.
B. gia tốc luôn có giá trị dương.
C. vận tốc và gia tốc luôn có giá trị dương.
D. vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu.
14. Vectơ gia tốc trong chuyển động chậm dần đều luôn:
A. cùng hướng với vận tốc.
B. cùng chiều với chiều (+) đã chọn.
C. ngược hướng với vận tốc.
D. ngược chiều với chiều (+) đã chọn.
15. Chọn phát biểu đúng. Trong công thức tính vận tốc v = vo + at thì:
A. vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu.
B. vận tốc và gia tốc luôn trái dấu.
C. vận tốc và gia tốc luôn cùng dấu nếu là chuyển động thẳng nhanh dần đều và trái dấu nếu là chuyển động thẳng chậm dần đều.
D. vận tốc và gia tốc luôn trái dấu nếu là chuyển động thẳng nhanh dần đều và cùng dấu nếu là chuyển động thẳng chậm dần đều.
16. Công thức nào sau đây không thể dùng để tính vận tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?
A. v = vo + at.
B. 
C. v2 = vo2 + 2as.
D. s = vot + .
17. Công thức tính quãng đường đi trong chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. (a và vo cùng dấu).
B. (a và vo trái dấu).
C. x = xo + vot + (a và vo cùng dấu).
D. x = xo + vot + (a và vo trái dấu).
18. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. (a và vo cùng dấu).
B. (a và vo trái dấu).
C. x = xo + vot + (a và vo cùng dấu).
D. x = xo + vot + (a và vo trái dấu).
19. Một ô tô đang chuyển động với tốc độ 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì lái xe hãm phanh, ô tô chuyển động chậm dần đều và sau khi đi được 100m thì dừng hẳn. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Tốc độ của xe khi dừng lại bằng 0.
B. Gia tốc của xe có độ lớn bằng 0,5 m/s2.
C. Thời gian chuyển động của xe là 10s.
D. Vận tốc và gia tốc có hướng ngược nhau.
20. Một xe đạp đang chuyển động với tốc độ 1m/s thì xuống dốc, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2. Chiều dài dốc là 120m. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Tốc độ trung bình của xe đạp khi xuống dốc là 3m/s.
B. Vận tốc của xe đạp ở cuối dốc là 5m/s.
C. Thời gian đi hết dốc của xe đap là 40s.
D. Tốc độ trung bình của xe đạp khi xuống dốc là 120m/s.
21. Sự rơi tự do là:
A. sự rơi của các vật trong không khí.
B. sự rơi của các vật trong chân không.
C. sự rơi của các vật có khối lượng nhỏ.
D. sự rơi của các vật có khối lượng lớn.
22. Trong không khí, các vật rơi nhanh chậm khác nhau là do:
A. hình dạng của các vật khác nhau.
B. kích thước của các vật khác nhau.
C. khối lượng của các vật khác nhau.
D. sức cản của không khí lên các vật khác nhau.
23. Sự rơi của vật nào sau đây trong không khí có thể coi là sự rơi tự do?
A. Một chiếc lá rụng.
B. Một hòn bi thép rơi từ tầng hia của tòa nhà.
C. Một chiếc lông chim được thả rơi.
D. Một quả bong bóng được thả rơi.
24. Thả một hòn bi từ độ cao s xuống đất, hòn bi rơi trong 2s. Độ cao nơi thả hòn bi là:
A. 10m.
B. 20m.
C. 40m.
D. 5m.
25. Thả một hòn bi từ độ cao 45m xuống đất. Vận tốc hòn bi lúc chạm đất là:
A. 4,5 m/s.
B. 10 m/s.
C. 30 m/s.
D. 450 m/s.
26. Trong chuyển động tròn đều:
A. tốc độ dài luôn không đổi.
B. vận tốc dài luôn không đổi.
C. tốc độ góc tăng đều theo thời gian.
D. mối liên hệ giữa tốc độ góc với tốc độ dài là ω = vr (r là bán kính quĩ đạo).
27. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động của một con lắc đồng hồ.
B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp.
C. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với người đứng bên đường khi xe chạy đều.
D. Chuyển động của đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe khi xe chạy đều.
28. Chọn hệ thức sai?
A. v = ωr.
B. aht = v2r.
C. ω = 2πf.
D. T = .
29. Đứng ở Trái Đất ta luôn thấy: (chọn Trái Đất là hệ qui chiếu)
A. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
B. Mặt Trời và Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
C. Mặt Trời đứng yên, Trái Đất và Mặt Trăng quay quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
30. Một người chèo thuyền với vận tốc 2m/s xuôi theo dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước là 1,5m/s. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là:
A. 0,5 m/s.
B. 3,5 m/s.
C. 1,75 m/s.
D. một đáp số khác.
-----HẾT-----
A.
B. 
C. 
D. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_Ly_10.doc