Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2014 - 2015 môn: lịch sử 7

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2014 - 2015 môn: lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2014 - 2015 môn: lịch sử 7
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
----------@----------
Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ.
Bài 25: Phong trào Tây Sơn.
Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
ĐỀ CHÍNH THỨC:
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
( 1418 – 1427 )
Số câu :1
Số điểm : 1.5
Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
* 3 ý
* Mỗi ý 0.5
Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ 
( 1428 – 1427 )
Số câu :1
Số điểm : 3.0
Tổ chức bộ máy chính quyền.
* 6 ý
* Mỗi ý 0.5
Bài 25: Phong trào Tây Sơn
Số câu :2
Số điểm : 5.5
Cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh
* 6 ý
* Mỗi ý 0.75
Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?
* 2 ý
* Mỗi ý 0.5
Số câu: 4
Số điểm : 10
3.0 điểm = 30 %
6.0 điểm = 60 %
1.0 điểm = 10 %
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, nêu chính kiến của bản thân.
Trường THCS Mỹ Thạnh	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp: 7	NĂM HỌC: 2014 - 2015
Họ và tên: .	MÔN: LỊCH SỬ 7
	THỜI GIAN: 45’ ( không kể phát đề )
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC:
Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? (3.0 đ)
Câu 2: Trình bày cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược. (4.5đ)
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?. (1.5đ)
Câu 4: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao? (1.0 đ)
BÀI LÀM
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
	THỜI GIAN: 45’ ( không kể phát đề )
----------o0o--------
ĐỀ CHÍNH THỨC:
Câu 1: Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? (3.0 đ)
- Sau khi đánh đuổi quân Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. (0.5đ)
- Đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả việc tổng chỉ huy quân đội.(0.5đ)
- Giúp việc cho vua có các đại thần. Ở triều đình có sáu bộ và một số cơ quan chuyên môn. (0.5đ)
- Ở địa phương: thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông cả nước được chia làm 5 đạo. (0.5đ)
- Đến thời vua Lê Thánh Tông cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã. (0.5đ)
® Bộ máy chính quyền hoàn chỉnh, tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. (0.5đ)
Câu 2: Trình bày cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược. (4.5đ)
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. (0.75đ)
- Đêm mồng 3 tết, quân ta đánh đồn Hà Hồi. Quân giặc hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng. (0.75đ)
- Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. (0.75đ)
- Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. (0.75đ)
- Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị sang Gia Lâm. (0.75đ)
- Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. (0.75đ)
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? (1.5đ)
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước. (0.5đ)
- Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc. (0.5đ)
- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. (0.5đ)
Câu 4: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?(1.0 đ)
- Phong trào Tây Sơn không gọi là cuộc chiến tranh phong kiến (0.5đ). Vì đây là cuộc khởi nghĩa của nông dân lớn nhất trong thế kỉ XVIII nhằm lật đổ chính quyền của các tập đoàn phong kiến thối nát. (0.5đ) 
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
----------@----------
Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ.
Bài 25: Phong trào Tây Sơn.
Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
ĐỀ DỰ BỊ:
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
Bài 25: Phong trào Tây Sơn
Số câu :3
Số điểm : 7.0
Cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh
* 6 ý
* Mỗi ý 0.75
Những cống hiến của phong tào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. 
* 2 ý
* Mỗi ý 0.75
-------------------
Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?
* 2 ý
* Mỗi ý 0.5
Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Số câu :1
Số điểm : 3.0
Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.
* 6 ý
* Mỗi ý 0.5
Số câu: 4
Số điểm : 10
3.0 điểm = 30 %
4.5 điểm = 45 %
2.5 điểm = 25 %
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực suy nghĩ sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, nêu chính kiến của bản thân.
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
	THỜI GIAN: 45’ ( không kể phát đề )
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ DỰ BỊ:
Câu 1: Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc? (1.5đ)
Câu 2: Trình bày cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược. (4.5đ)
Câu 3: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? (3.0 đ)
Câu 4: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao? (1.0 đ)
BÀI LÀM
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
Phòng GD – ĐT Thủ Thừa 	HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II
Trường THCS Mỹ Thạnh	NĂM HỌC: 2014 - 2015
	MÔN: LỊCH SỬ 7
	THỜI GIAN: 45’ ( không kể phát đề )
----------o0o--------
ĐỀ DỰ BỊ:
Câu 1: Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc: (2.0đ)
- Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. (0.75đ)
- Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc. (0.75đ)
Câu 2: Trình bày cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược. (4.5đ)
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. (0.75đ)
- Đêm mồng 3 tết, quân ta đánh đồn Hà Hồi. Quân giặc hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng. (0.75đ)
- Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. (0.75đ)
- Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. (0.75đ)
- Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị sang Gia Lâm. (0.75đ)
- Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long. (0.75đ)
Câu 3: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: (3.0 đ)
- Năm 1802: Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. (0.5đ)
- Năm 1806: Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế. (0.5đ)
- Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương. (0.5đ)
- Năm 1815: nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ ( luật Gia Long ). (0.5đ)
- Năm 1831 – 1832: nhà Nguyễn chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). (0.5đ)
- Về ngoại giao: thần phục nhà thanh, “bế quan tỏa cảng”. (0.5đ)
Câu 4: Phong trào Tây Sơn có gọi là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao?(1.0 đ)
- Phong trào Tây Sơn không gọi là cuộc chiến tranh phong kiến (0.5đ). Vì đây là cuộc khởi nghĩa của nông dân lớn nhất trong thế kỉ XVIII nhằm lật đổ chính quyền của các tập đoàn phong kiến thối nát. (0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_7.doc