Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2013 - 2014 môn Ngữ văn lớp 7

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1256Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2013 - 2014 môn Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2013 - 2014 môn Ngữ văn lớp 7
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề
(Đề có: 02 trang).
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm): Chọn phương án trả lời đúng trong các câu dưới đây (A, B, C hoặc D).
Câu 1. Những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa gì?
A. Giúp người lao động có được cuộc sống an nhàn, sung túc.
B. Giúp người lao động sống gắn bó với thiên nhiên hơn.
C. Giúp người lao động yêu công việc của mình hơn.
D. Giúp người lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động.
Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có nghĩa trái ngược với các câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Ăn cháo đá bát.
D. Uống nước nhớ người đào giếng.
Câu 3. Câu nào dưới đây nên xuất hiện trong văn bản đề nghị?
A. Cháu xin cảm ơn các cô, các bác rất nhiều!
B. Tôi ( chúng tôi) xin chân thành cảm ơn!
C. Tôi ( chúng tôi) tha thiết đề nghị các đồng chí giúp đỡ hết lòng.
D. Tôi ( chúng tôi) xin cam đoan những điều được viết trên đây là sự thật.
Câu 4. Trong đời sống, văn nghị luận không xuất hiện dưới những dạng nào sau đây?
A. Các bản tin thời tiết.
C. Các lời kêu gọi.
B. Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp.
D. Các bài xã luận, bài phát biểu ý kiến.
Câu 5. Câu văn: " Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ". Vị trí của trạng ngữ trong câu nằm ở đâu?
A. Đầu câu. C. Cuối câu.
B. Giữa câu. D. Không có trạng ngữ.
Câu 6. Trong những câu sau đây, câu nào không thể chuyển thành câu bị động?
A. Mọi người rất yêu quý Lan.
C. Ngày mai, mẹ sẽ may xong chiếc áo này.
B. Loài hoa ấy đã quyến rũ bao nhiêu người.
D. Gió thổi rì rào ngoài cửa sổ.
Câu 7. Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại trong mỗi đoạn văn nhằm mục đích gì?
A. Để câu văn đó nổi bật hơn.
B. Để liên kết đoạn văn trước đó với đoạn văn đang triển khai.
C. Để tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
D. Để câu văn đó đa nghĩa hơn.
Câu 8. Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì?
A. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả.
B. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực.
C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 8 điểm)
Câu 1( 2 điểm). Chuyển mỗi câu chủ động dưới đây thành câu bị động.
a. Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỷ XV.
b. Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn
Câu 2 ( 6 điểm). Giải thích câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách"?
Họ và tên học sinh:..SBD:
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm!
PHÒNG GD&ĐT THANH THỦY
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 7 THCS
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
I – Phần trắc nghiệm ( 2 điểm): Mỗi câu ( 1,2,3,4) trả lời đúng được 0,25 điểm; câu 5,6 mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
B
A
A
D
C
A
II – Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): HS có thể chuyển câu chủ động thành câu bị động theo một trong hai cách đã học (dùng hoặc không dùng từ bị, được). Mỗi câu chuyển đúng được 1 điểm.
Ví dụ:
- C1:Bức tranh này được một họa sĩ nổi tiếng vẽ vào thế kỷ XV.
- C2: Bức tranh này vẽ vào thế kỷ XV. 
 b. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn được thu hẹp lại bởi trào lưu đô thị hóa.
Câu 2 ( 5 điểm)
I - Yêu cầu về kĩ năng làm bài: không.
1.Học sinh xác định đúng kiểu bài, biết cách làm một bài văn nghị luận giải thích.
2. Bài văn của học sinh phải diễn đạt rõ ràng, gọn, biết dùng từ , ít sai chính tả, ngữ pháp ,bài viết sạch sẽ
II - Yêu cầu cụ thể về nội dung:
a) Mở bài ( 0,5 điểm): Giới thiệu câu tục ngữ và truyền thống tương thân tương ái của nhân dân ta
b) Thân bài ( 5 điểm): 
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Lá lành bọc ngoài lá rách. Khí gói bánh, gói giò...nếu bọc lá lành ra ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp
- Nghĩa bóng: 
+ Lá lành: người có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp
+ Lá rách: người có cuộc sống khó khăn, người gặp hoạn nạn
+ Lá lành đùm lá rách: người có cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp biết chia sẻ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, người gặp hoạn nạn
* Tại sao nên giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn?
- Trong cuộc sống, mỗi người phải biết cố gắng, phấn đấu cho cuộc sống của mình tốt hơn, song những lúc hoạn nạn chỉ tự mình xoay xở thì rất khó, rất cần sự giúp đỡ của người khác
- Giúp đỡ người khác, chỉ mất một chút công sức, tiền bạc mà có thể đem đến cho người đó cơ hội vượt qua khó khăn, như vậy thật đáng quý
- Cuộc sống có lúc đầy đủ, hạnh phúc, có lúc nghèo khó, hoạn nạn, vì thế không nên sống ích kỷ mà nên biết chia sẻ, giúp đỡ những người khác
c) Kết bài ( 0,5 điểm): Khẳng định quan niệm sống như câu tục ngữ đã nêu lên là một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ mà mỗi người phải học tập và phát huy
(Đây là những gợi ý, giáo viên căn cứ bài viết cụ thể của học sinh để vận dụng cho phù hợp)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_HOC_KY_2_LOP_7_NAM_HOC_20132014_TT.doc