SỞ GD VÀ ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Thời gian làm bài: 90 phút 1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11 sau khi học sinh đã học xong các tác phẩm văn thơ hiện đại đầu thế kỷ XX trong chương trình 11 với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của Hs thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Khảo sát kiến thức, kỹ năng làm văn nghị luận văn học với mục đích đánh giá năng lực sử dụng các thao tác lập luận và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hifnht hức kiểm tra tự luận. 2. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: kiểm tra tập trung. Xác định khung ma trận Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Văn học Nhận biết và chép đúng bài thơ tôi yêu em Số câu: 1 Số điểm: Tỉ lệ: 0,2 đ = 20% 0,2 đ = 20% Làm văn: Nghị luận văn học - Có những hiểu biết về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chiều tối. - Có khả năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn - Biết viết bài văn nghị luận về một bài thơ. - Có khả năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, nhất là thao tác phân tích để làm nổi bật những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ, từ đó làm nổi bật vè đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh Số câu: 1 Số điểm: Tỉ lệ: 3,0đ = 30% 5,0đ = 50% 8,0đ = 80% Tổng số câu: 2 Tổng số điểm: Tỉ lệ: 2,0đ = 20% 3,0đ = 30% 5,0đ = 50% 10đ = 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA SỞ GD VÀ ĐT NINH THUẬN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 11 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Chép thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em” của A.X.pu-skin. Câu 2: Phân tích bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ chí Minh để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Người? V. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2đ) Chép thuộc lòng bài thơ “Tôi yêu em” của A.X.pu-skin. - HS có thể chép phần dịch nghĩa hoặc dịch thơ. - Mỗi lỗi sai trừ 0,25đ 2.0 Câu 2 (8đ) 1. Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách viết bài văn nghị luận về một bài thơ. - Vận dụng, kết hợp các thao tác lập luận trong bài viết để làm rõ những đặc sắc về nội dung – nghệ thuật của bài thơ, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Hồ chí Minh. - Triển khai ý lập luận theo bố cục ba phần rõ ràng. 2. Yêu cầu về kiến thức. HS có thể làm theo cách hiểu của mình, cần làm rõ trọng tâm của vấn đề cần nghị luận. 2.1. Mở bài - Giới thiệu vài nét tập Nhật kí trong tù – bài thơ - Dẫn vào vấn đề nghị luận. 2.2. Thân bài a) Hai cầu đầu: Bức tranh thiên nhiên. - Hình ảnh: cánh chim mỏi gợi ý nghĩa không gian – thời gian; vận động bên trong, bên ngoài của sự vật. Chòm mây cô đơn gợi không gian mênh mông vô tận thời gian ngừng trôi. - Tâm trạng của Bác Nhìn cánh chim mệt mỏi về rừng gợi cảnh sum họp đầm ấm. Chòm mây cô đơn trôi chầm chậm gợi thân phận lênh đênh trôi dạt không biết đi dâu về đâu. - Sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngự tình Bác đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên đầy tính ước lệ của thi ca cổ nhưng có tính chân thật của hiện đại. - Bác là người có tinh thần lạc quan, ung dung thư thái, hoàn toàn tự do. b) Hai câu cuối: Bác tranh đời sống - Hình ảnh: Cô gái xây ngô: Vừa trẻ trung, khỏe khoản sống động, mang lại niềm vui niềm vui trong cuộc sống. - Tâm trạng của Bác: Bác quên đi cảnh ngộ của mình để cảm nhận cuộc sống xung quanh, hòa mình vào không khí lao động, đồng cảm với nổi vất vả của người lao động nghèo miền sơn cước. - Nghệ thuật điệp liên hoàn: cô gái, bếp lửa gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, sự nghỉ ngơi sum họp. Đó là khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù bị lưu đầy trên đất khách quê người về cuộc sống tự do. - Bác là người có cái nhìn tràn đầy niềm lạc quan yêu đời và tình yêu thương nhân dân sâu sắc. * Nghệ thuật bài thơ: gợi tả, ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo, hình ảnh giàu cảm xúc, kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại. 2.3. Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ 1.0 2.5 2.5 1.0 1.0
Tài liệu đính kèm: