ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 NĂM HỌC 2014- 2015 Câu 1. (3 điểm) Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta ? Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta đầu tiên tại cửa biển Đà Nẵng ? Câu 2. (3,5 điểm) Kể tên, thời gian, lãnh đạo, địa bàn hoạt động của những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương ? Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất ? Vì sao ? Câu 3. (3,5 điểm) Dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào ? ----------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 - KỲ II Năm học 2014- 2015 Câu ĐÁP ÁN Điểm 1 (3 đ) - Giữa thế kỷ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến suy yếu, mục nát. Pháp xâm lược nước ta đầu tiên ở Đà Nẵng vì: - Đà Nẵng có cảng biển sâu, tàu chiến của Pháp dễ dàng ra vào hoạt động. - Phía Nam Đà Nẵng là vùng Quảng Nam rộng lớn, giàu có, trù phú...chờ sự giúp đỡ của giáo dân vùng này. - Đà Nẵng cách Huế 100 km, sau khi chiếm được Đà Nẵng dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công triều đình Huế... 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 (3,5 đ) Cuộc khởi nghĩa Thời gian Lãnh đạo Địa bàn KN Ba Đình 1886-1887 Đinh Công Tráng và Phạm Bành Nga Sơn, (Thanh Hóa) 0,5 K.N Bãi sậy 1883-1892 Đinh Gia Quế Và Nguyễn Thiện Thuật Hưng Yên, Hải Dương 0,5 K.N Hương Khê 1885-1895 Phan Đình Phùng và Cao Thắng Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. 0,5 Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất vì: - Thời gian kéo dài nhất: 10 năm từ (1885-1895) - Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) - Tính chất ác liệt : vừa chống Pháp vừa chống phong kiến - Trong cách đánh có nhiều sáng tạo - Tổ chức và hoạt động của nghĩa quân tương đối chặt chẽ. - Lập nhiều chiến công: Chế tạo súng trường theo mẫu của Pháp 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (3,5 đ) Giai cấp địa chủ: Đầu hàng làm tay sai cho Pháp, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Giai cấp nông dân: Bị áp bức, bốc lột nặng nề, căm thù đế quốc, phong kiến, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh. Là lực lượng đông đảo của cách mạng. Tầng lớp tư sản: Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp,...Bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Tầng lớp tiểu tư sản: Họ là những người làm công ăn lương, buôn bán nhỏ... Đời sống sống bấp bênh, có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỷ XX. Giai cấp công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc trong hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, đời sống khổ cực. Kiên quyết đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến. 0,5 0,75 0,75 0,75 0,75
Tài liệu đính kèm: