Đề kiểm tra học kỳ II môn: lịch sử 7 thời gian: 45 phút (không kể giao đề)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1066Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn: lịch sử 7 thời gian: 45 phút (không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II môn: lịch sử 7 thời gian: 45 phút (không kể giao đề)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian: 45 phút(không kể giao đề)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
-Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lí giải được những nguyên nhân trên, nguyên nhân là quan trọng nhất? Vì sao?
- Hiểu được quá trình đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung 
- Vì sao vua Quang Trung quyết định đại phá quân Thanh vào dịp tết kỉ Dậu? 
- Hiểu được sự phát triển khoa học kĩ thuật của dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX 
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá sự kiện 
3.Thái độ: Kiểm tra, đánh giá thái độ, tình cảm của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA
-Hình thức kiểm tra tự luận 100%
-Đối tượng học sinh : mọi đối tượng học sinh lớp 7
III/ MA TRẬN
Chủ đề (nội dung,chương)/Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
Khởi nghĩa Lam Sơn
( 4 tiết)
Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Lí giải được nguyên nhân nào là quan trọng nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
35% TSĐ= 3,5điểm
71,4% TSĐ =2,5 điểm
28,6% TSĐ =1 điểm
35% x10 = 3,5 điểm
Phong trào Tây Sơn
( 4 tiết)
Hiểu được quá trình đánh tan quân Thanh như thế nào?
Lí giải được vì sao vua Quang Trung quyết định đại phá quân Thanh vào dịp tết kỉ Dậu?
3,50% TSĐ=3,5điểm
71,4% TSĐ=2,5 điểm
28,6% TSĐ =1 điểm
35% x10 = 3,5 điểm
Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XX
( 2 tiết)
Hiểu được sự phát triển của giáo dục, khoa học- kĩ thuật dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
30% TSĐ= 3điểm
100%TSĐ= 3điểm
30% x10 = 3 điểm
TSĐ:10 điểm
TSC: 3 câu
25% TSĐ=2,5 điểm
55% TSĐ= 5,5điểm
20% TSĐ=2 điểm
TSĐ:10 điểm
TSC: 3 câu
IV/ NỘI DUNG ĐỀ 
Câu 1: (3,5 điểm). Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong các nguyên nhân đó nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao? 
Câu 2:(3,5 điểm). Vua Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào? Tại sao vua Quang Trung quyết định đại phá quân Thanh vào dịp tết kỉ Dậu?.
Câu 3:(3 điểm). Cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX tình hình giáo dục, thi cử nước ta có gì thay đổi?. 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
A. Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
B. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
*Nguyên nhân:
- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
-Tất cả các tầng lớp tham gia không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc.
-Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu , đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
*Ý nghĩa:
-Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. 
-Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc- thời Lê Sơ.
* Học sinh chọn nguyên nhân và lí giải
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
2
*Diễn biến:
-Đêm 30 tết vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt quân địch ở đồn Tiền Tiêu
-Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn sĩ Nghị cùng một số vỏ quan bỏ chạy qua Gia Lâm 
-Trưa mùng 5 tết vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long thắng lợi
*Vì:
-Vào dịp tết quân Thanh mãi lo ăn chơi, lơ là mất cảnh giác,
- Không lo phòng bị , là cơ hội để quân ta phản công tiêu diệt quân Thanh.
0,5
1,5
0,5
	0.5
0,5
3
-Thời Tây Sơn vua Quang Trung ra “Chiếu lập học”, chấn chỉnh lại việc học tập thi cử; đưa chữ Nôm vào nội dung học tập thi cử
-Thời nhà Nguyễn, nội dung học tập học tập thi cử không có gì thay đổi. Quốc Tử Giám được đặt ở Huế. Năm 1836, vua Minh Mạng cho lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp, tiếng Xiêm.
1,5
1,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_II.doc