ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: HOÁ HỌC 12 THPT. Thời gian làm bài: 60 phút Câu 1: Cho dung dịch FeCl3, FeCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là A. FeO, Fe3O4. B. FeO. C. Fe2O3. D. FeO, Fe2O3. Câu 2: Cho một luồng khí H2 dư đi qua ống nghiệm chứa MgO, Fe2O3, Al2O3, CuO, nung nóng. Kết thúc phản ứng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm là hỗn hợp gồm: A. Mg, Fe, Al, Cu B. Mg, FeO, Al, CuO C. MgO, FeO, Al2O3, Cu D. MgO, Fe, Al2O3, Cu Câu 3: Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều tác dụng với dung dịch CuCl2? A. Na, Ba, Ag. B. Ba, Mg, Hg. C. Fe, Na, Mg. D. Na, Mg, Ag. Câu 4: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. không có hiện tượng gì. B. có bọt khí thoát ra. C. có kết tủa trắng và bọt khí. D. có kết tủa trắng. Câu 5: Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34,4 gam. Giả thiết sản phẩm oxi hoá chỉ là sắt từ oxit. Phần trăm sắt đã bị oxi hoá là (Fe = 56, O = 16) A. 81,4%. B. 48,8%. C. 99,9%. D. 60%. Câu 6: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm Zn ở ngoài vỏ tàu (phần chìm dưới nước biển). Người ta đã bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn bằng cách A. dùng Zn là kim loại không gỉ. B. cách ly kim loại với môi trường. C. dùng Zn làm chất chống ăn mòn. D. dùng phương pháp điện hoá. Câu 7: Trong công nghiệp, người ta điều chế Al bằng cách A. điện phân nóng chảy AlCl3. B. dùng kim loại mạnh khử Al ra khỏi dung dịch muối. C. dùng chất khử như CO, H2... để khử Al2O3. D. điện phân hỗn hợp nóng chảy của Al2O3 và criolit. Câu 8: Hợp kim Fe - Zn để trong không khí ẩm thì A. Zn bị ăn mòn điện hóa. B. cả Fe và Zn bị ăn mòn hóa học.C. Zn bị ăn mòn hóa học. D. Fe bị ăn mòn điện hóa. Câu 9: Cho 5,5 gam hỗn hợp bột Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (Al = 27, Fe = 56, Ag = 108) A. 39,35. B. 35,20. C. 32,40. D. 33,95. Câu 10: Đốt 12,8 gam Cu trong không khí rồi hoà tan chất rắn thu được bằng dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448 ml NO (đktc). Thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 đã dùng là (Cu = 64) A. 0,84 lít. B. 1,12 lít. C. 1,68 lít. D. 0,56 lít. Câu 11: Tính chất hóa học chung của kim loại là A. khó bị oxi hóa. B. tính khử. C. nhận electron. D. tính oxi hóa. Câu 12: Để nhận ra ba chất ở dạng bột là Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn chỉ cần thuốc thử là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch NH3. D. H2O. Câu 13: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính? A. Al2O3. B. ZnSO4. C. Al(OH)3. D. NaHCO3. Câu 14: Câu nào dưới đây không đúng? A. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. B. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hoá mạnh. C. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước. D. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử. Câu 15: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là A. +3, +4, +6. B. +2, +4, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +2, +3, +6. Câu 16: Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là (Al = 27) A. 70%. B. 60%. C. 80%. D. 90%. Câu 17: Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z = 29) là A. 1s22s22p63s23p63d94s2. B. 1s22s22p63s23p63d104s1. C. 1s22s22p63s23p64s13d10. D. 1s22s22p63s23p64s23d9. Câu 18: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là A. hematit. B. manhetit. C. pirit. D. xiderit. Câu 19: Để làm sạch Ag có lẫn Sn, Pb, Zn, người ta cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch A. Pb(NO3)2 dư. B. chứa Sn2+, Pb2+, Zn2+ dư. C. Sn(NO3)2 dư D. AgNO3 dư. Câu 20: Để nhận biết 4 chất rắn Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4 đựng trong 4 lọ riêng biệt, người ta phải sử dụng A. nước, dung dịch HCl B. nước, dung dịch BaCl2 C. nước, dung dịch AgNO3 D. dung dịch HNO3 Câu 21: Nguyên tắc điều chế kim loại là A. oxi hóa kim loại thành ion kim loại B. oxi hóa ion kim loại thành kim loại tự do C. khử ion kim loại thành kim loại tự do D. khử kim loại thành ion kim loại Câu 22: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 11,2 gam. B. 16 gam. C. 6,72 gam. D. 5,6 gam. Câu 23: Khi cho từ từ khí CO2 lội qua dung dịch Ca(OH)2, có hiện tượng tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa trắng tan một phần. Dung dịch thu được chứa A. Ca(HCO3)2, CaCO3. B. Ca(HCO3)2, Ca(OH)2. C. Ca(HCO3)2. D. CaCO3, Ca(OH)2. Câu 24: Hoà tan 3,7 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn vào nước, thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Hai kim loại đó là ( Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb =85, Cs = 133) A. Li, Na. B. Rb, Cs. C. K, Rb. D. Na, K. Câu 25: Có phương trình hoá học sau: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu. Phương trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hoá cho phản ứng hoá học trên? A. Cu2+ + 2e ® Cu. B. Fe ® Fe2+ + 2e. C. Fe2+ + 2e ® Fe. D. Cu ® Cu2+ + 2e. Câu 26: Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là A. 1s22s22p63s23p63d5. B. 1s22s22p63s23p63d34s2. C. 1s22s22p63s23p63d44s1. D. 1s22s22p63s23p63d94s2. Câu 27: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là A. ns2. B. ns2np1. C. ns2np2. D. ns1. Câu 28: Điện phân muối clorua kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí ở anot (đktc) và 3,12 gam kim loại ở catot. Muối đem điện phân là (Li = 7, Na = 23, K = 39, Cs = 133) A. CsCl. B. LiCl. C. KCl. D. NaCl. Câu 29: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần A. Ni, Sn, Zn, Pb. B. Zn, Ni, Sn, Pb. C. Pb, Sn, Ni, Zn. D. Ni, Zn, Pb, Sn. Câu 30: Trong dung dịch có chứa các ion K+, Ag+, Fe2+, Ba2+ và một anion. Anion đó là A. SO42-. B. NO3-. C. Cl-. D. CO32-. Câu 31: Chia 20 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 5,6 lít khí (đktc). Phần 2 cho vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). % khối lượng Cu trong hỗn hợp là A. 16%. B. 32%. C. 17%. D. 8,5%. Câu 32: Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 1M và Al2(SO4)3 1M tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là (Cu=64, O = 16, H = 1) A. 8 gam. B. 10,2 gam. C. 18,2 gam. D. 9,8 gam. Câu 33: Có các cặp chất sau: (1) Ni và dung dịch CuSO4, (2) Sn và dung dịch FeSO4, (3) Cu và dung dịch AgNO3, (4) Zn và dung dịch MgCl2, (5) Fe và dung dịch NiSO4. Các cặp chất tác dụng với nhau là A. (1), (2), (5) B. (1), (4) C. (1), (3), (5) D. (1), (2), (4) Câu 34: Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là (Cl = 35,5) A. 25,15 gam. B. 51,7 gam. C. 35,5 gam. D. 35,8 gam. Câu 35: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, nồng độ khoảng 0,1M. Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch? A. 3 dung dịch. B. 4 dung dịch. C. 2 dung dịch. D. 5 dung dịch. Câu 36. Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 3,12 gam B. 4,20 gam C. 4,00 gam D. 3,22 gam Câu 37. Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa là 8,55 gam thì giá trị của m là: A. 1,59. B. 1,71. C. 1,17. D. 1,95. Câu 38: Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong Y là A. 16,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 22,4 gam. Câu 39: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao? A. Al. B. CO C. H2. D. Mg. Câu 40: Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Công thức phân tử của thạch cao nung là A. CaSO4.H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.5H2O. ---------------------Hết------------------
Tài liệu đính kèm: