Đề kiểm tra học kỳ II Lịch sử - Lớp 8 năm học: 2014 – 2015

doc 4 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II Lịch sử - Lớp 8 năm học: 2014 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II Lịch sử - Lớp 8 năm học: 2014 – 2015
Tuần 36- Tiết 52
Ngày soạn: 20/4/2015
Ngày kiểm tra: 6/5/2015
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 LỊCH SỬ - LỚP 8
Năm học: 2014 – 2015 
I.MỤC TIÊU
Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử thế giới trong học kỳ II, lớp 8 so với yêu cầu của chương trình. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung như sau:
Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh được phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết. Có những đánh giá để chuẩn bị tốt cho nội dung các bài học tiếp theo.
1.Về kiến thức
- Học sinh hiểu được:
- Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. Kết cục của các đề nghị cải cách đó
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam
- Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước từ 1911 - 1917
2. Kỹ năng : 
- Học sinh có khả năng trình bày vấn đề, viết bài, kỹ năng vận dụng kiến thức để nhận xét, đánh giá một sự kiện lịch sử.
3. Thái độ : 
- Phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình
- Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Kiểm tra tự luận
III THIẾT LẬP MA TRẬN :
 Các mức độ đánh giá 
Chủ đề 
(chương, bài) 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Chủ đề 1
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
 Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời thuộc Pháp
Nhận xét về sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam do thực dân pháp dựng lên
Số câu:1/2
Số điểm:2
Tỉ lệ 20%
số câu:1/2
số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
3 điểm
= 30%
Chủ đề 2
những chuyển biến về kinh tế , xã hội ở Việt nam cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
Trình bày được các giai cấp và tầng lớp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Thái độ của các giai cấp đó
Số câu:1
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
4điểm
= 40%
 Chủ đề 3
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
Nêu được những hoạt động của Nguyên Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1916
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Số câu:1/2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1
3điểm
= 30%
Số câu: 1/2
Số điểm: 2
20%
Số câu: 1+1/2
Số điểm : 6
60%
Số câu: 1
Số điểm : 2
20%
Số câu: 3
10 điểm =
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ RA
Câu 1: ( 3điểm)
Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên. Em có nhận xét gì về bộ máy cai trị của Thực Dân Pháp ở Việt Nam?
Câu 2 (4 điểm)
Trình bày các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX. Thái độ của các giai cấp và tầng lớp đó đối với Cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào?
Câu 3: (3điểm)
 Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động cứu nước của Người từ 1911 đến năm 1917.
V.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: ( 3điểm)
LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG
SƠ ĐỒ BỘ MÁY THỐNG TRỊ CUẢ THỰC DÂN PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG
Trung kì
(khâm sứ)
Cam-pu-chia
(Khâm sứ)
Lào
(khâm sứ)
Nam Kì
(Thống đốc)
Bắc kì 
( thống sứ)
Bộ máy chính quyền cấp kì (pháp)
Bộ máy chính quyền cấp tỉnh, phủ, huyện, châu (Pháp – Bản xứ )
Bộ máy chính quyền cấp xã, thôn (bản xứ )
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
Câu 2 (4 điểm)
Các giai cấp tầng lớp trong xã hôi Việt nam
- Giai cấp địa chủ: Phát triển nhanh về số lượng, phân hóa thành hai bộ phận
+ Một bộ phận làm tay sai cho Pháp, bóc lột nhân dân
+ Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
- Giai cấp nông dân: họ bị bần cùng hóa, chịu nhiều thứ thuế
+ Một bộ phận làm thuê cho địa chủ trở thành tá điền 
+ Một số tha phương cầu thực để kiếm sống
+ Một bộ phận làm công ở các nhà máy , xí nghiệp, hầm mỏ trở thành công nhân
Họ căm ghét chế độ phong kiến thực dân, sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh để giành tự do và no ấm
- Tầng lớp tư sản: Gồm các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp 
+ Họ bị tư bản pháp chèn ép, thực dân kìm hãm
Họ muốn thay đổi nhỏ để làm ăn, chưa dám mạnh dạn tham gia Cách mạng.
- Tầng lớp tiểu tư sản: Gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, nhà giáo, thư kí, học sinh, sinh viên...
Cuộc sống của họ bấp bênh. Họ tích cực tham gia vào cuộc vận động giải phóng dân tộc
- Giai cấp công nhân: Xuất thân từ nông dân. Chương trình khai thác của Pháp làm cho nền kinh tế công thương nghiệp phát triển.. => hình thành giai cấp công nhân
họ bị phong kiến và tư sản bóc lột, họ có tinh thần đấu tranh Cách mạng triệt để
Câu 3( 3điểm) * Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
- Đầu thế kỉ XX, Thực dân Pháp với nhiều thủ đoạn đàn áp phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta
-Cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc, khủng hoảng về đường lối đấu tranh
- Tuy khâm phục những người yêu nước trước đó nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ => Người ra đi tìm đường cứu nước
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911- 1917.
- Năm 1911: Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ 1911- 1917: Người qua nhiều nước ở châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Người làm đủ mọi nghề để kiếm sống từ đó Người nhân ra được đâu là bạn, đâu là thù.
- Năm 1917: Người trở lại Pháp.
+ Hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của CMT10 Nga.
=> Những hoạt động yêu nước của Người là điều kiện quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HK II SU 8- co ngoc.doc