Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: môn Ngữ văn – lớp 7

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1152Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: môn Ngữ văn – lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: môn Ngữ văn – lớp 7
Trường THCS 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 
Môn : Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm ( 4 điểm)
 Hãy trả lời các câu hỏi bằng cách: Ghi lại chữ cái của phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản? 
Giới thiệu các nội dung của văn bản.
Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.
Nêu diễn biến của sự việc.
Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.
Câu 2: Bài: “ Sông núi nước Nam” được làm theo thể thơ nào? 
Thất ngôn bát cú. 	C- Thất ngôn tứ tuyệt.
Ngũ ngôn.	D- Song thất lục bát.
Câu 3: Trong những nội dung sau đây, nội dung nào không phải là mục đích sử dụng của từ Hán Việt?
Tạo sắc thái trang trọng.
Tạo sắc thái tao nhã.
Tạo sắc thái cổ kính.
Tạo sắc thái.
Câu 4: Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu của bài: “ Qua Đèo Ngang” – Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan - được miêu tả như thế nào? 
Hùng vĩ, khoáng đạt.
Rực rỡ, sinh động.
Um tùm, rậm rạp.
Hoang sơ, vắng lặng.
Câu 5: Yếu tố “ phi” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với yếu tố “ phi” trong các từ còn lại?
Phi cơ. 	C- Phi nghĩa.
Phi thân.	D- Phi thuyền.
Câu 6: Dòng nào sau đây không có trong quan niệm về công dụng của văn chương theo ý kiến của Hoài Thanh qua bài “ Ý nghĩa văn chương” ?
Văn chương giúp cho con người hăng say lao động hơn.
Văn chương giúp cho con người có tình cảm và lòng vị tha.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Văn chương giúp cho con người biết cái hay, cái đẹp của cảnh vật thiên nhiên.
Câu 7: Tiếng nào sau đây sai phụ âm đầu?
Xử lý.
Giả sử.
Xét sử.
Sử dụng.
Câu 8: Hai bài thơ “ Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ nào?
Thất ngôn bát cú.
Thất ngôn tứ tuyệt.
Ngũ ngôn cổ thể.
Ngũ ngôn đường luật.
Phần II: Tự luận ( 6 điểm).
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
	( 1947 – Hồ Chí Minh)
RẰM THÁNG GIÊNG
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
( 1948 – Hồ Chí Minh) 
Bản dịch của Xuân Thuỷ
Hãy phát biểu cảm nghĩ về vẻ đẹp của ánh trăng qua hai bài thơ trên. 
...........................Hết......................
Trường THCS 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 
Môn : Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Phần trắc nghiệm: Tổng 4 điểm ( mỗi câu đúng được 0.5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
D
C
A
C
B
Phần II: Phần tự luận: Tổng 6 điểm.
Yêu cầu chung:
Nắm được những nét cơ bản để làm một bài văn biểu cảm.
Văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, thể hiện được cảm nhận về vẻ đẹp của ánh trăng, của thiên nhiên khác nhau trong mỗi bài thơ, đồng thời thấy được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân của Bác.
Không sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp thông thường.
Yêu cầu cụ thể:
1 – Mở bài : Giới thiệu tác giả tác phẩm và ấn tượng về vẻ đẹp của trăng qua hai bài thơ. 
 ( 0.5 đ)
2 - Thân bài: 
a) Phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng rực rỡ hiếm có, giao hoà với cảnh vật thiên nhiên trong rừng khuy tĩnh lặng trong sáng và cây cổ thụ rực rỡ ánh sáng. ( 2đ)
b) Phân tích cảm nhận được vẻ đẹp của ánh trăng rực rỡ hiếm có của một đêm rằm tháng giêng giao hoà với vẻ đẹp thiên nhiên vào mùa xuân. ( 2đ)
c) Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân trong con người của Bác. ( 1đ)
3 – Kết bài: Yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của trăng, trân trọng kính yêu vẻ đẹp tâm hồn của Bác Hồ. (0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docKTHK_1_lop_7_Van.doc