Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2015-2016) môn: Vật lý (ban: cơ bản). Khối:10

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2015-2016) môn: Vật lý (ban: cơ bản). Khối:10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I (năm học 2015-2016) môn: Vật lý (ban: cơ bản). Khối:10
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Bình Định
Trường THPT số 2 An Nhơn
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học 2015-2016)
MÔN: Vật Lý (Ban: Cơ bản). KHỐI:10
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
-------------------------------------------------------------------------------
I. Phần trắc nghiệm (5đ):
Mã đề thi 485
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó
A. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian. B. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.
C. tọa độ không đổi theo thời gian. D. độ dời có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 2: Một đĩa tròn bán kính 30cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,6s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa là:
A. 62,8m/s.	B. 3,14m/s.	C. 6,28m/s.	D. 628m/s.
Câu 3: Một hợp lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5 m.	B. 1 m.	C. 3 m.	D. 2 m.
Câu 4: Hãy chỉ ra dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây ở trên cao so với mặt đất là
A. Cân bằng phiến định.	B. Cân bằng bền.
C. Cân bằng không bền.	D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
Câu 5: Một vật được ném từ độ cao h = 45m với vận tốc đầu theo phương nằm ngang. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy . Tầm ném xa của vật là:
A. 90 m.	B. 30 m	C. 180 m.	D. 60 m.
Câu 6: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100N/m để lò xo dãn ra được 10cm? Lấy g = 10m/s2
A. 1000kg	B. 100kg	C. 1kg	D. 10kg
Câu 7: Đơn vị của hằng số hấp dẫn G là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 8: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2 . Khoảng thời gian rơi của vật một lớn gấp hai khoảng thời gian rơi của vật hai. Tỉ số các độ cao là:
A. 1/4	B. 1/2	C. 2	D. 4
Câu 9: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2, thời điểm ban đầu ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng.
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10: Một ngẫu lực gồm hai lực và có độ lớn và có cánh tay đòn là d. Mômen của ngẫu lực này là
A. (F1 – F2)d.	B. 2Fd.
C. Fd.	D. chưa biết vì còn phụ thuộc vào vị trí tâm quay
II. Phần tự luận (5đ):
Bài 1(3,5đ): Một vật khối lượng m = 2 kg bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực kéo F= 6 N theo phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là . Lấy g = 10 m/s2.
Tính gia tốc của vật.
Tính quãng đường vật chuyển động được sau 1,5 s.
Sau quãng đường trên để vật chuyển động thẳng đều thì lực kéo tác dụng lên vật là bao nhiêu?
Bài 2 (1,5đ): Người ta đặt một thanh đồng chất AB, dài 1,2 m, có khối lượng không đáng kể, lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai vật có trọng lượng P1 chưa biết và P2 = 60N. Xác định trọng lượng P1 để thanh AB cân bằng nằm ngang. Cho biết OA = 0,8 m. 
–
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HK_1_LY_10CB.doc