Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Long Mỹ

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1349Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Long Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Long Mỹ
Phòng GD – ĐT Mang Thít ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
Trường THCS Long Mỹ MÔN : GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7
 THỜI GIAN : 60 PHÚT 
Ma trận :
Nội dung chủ đề
Các cấp độ của tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ .
C1 TN
(0.25 đ)
Xác định được biểu hiện của tự tin .
C2 TN
(0.25 đ)
Xác định được câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo .
C3 TN
(0.25 đ)
Hiểu thế nào là trung thực .
C4 TN
(0.25 đ)
Nhận biết biểu hiện của đoàn kết tương trợ .
C5 TN
(0.25 đ)
Xác định được hành vi thể hiện khoan dung, hiểu thế nào là khoan dung .
C1 TL
(1 đ)
C6 TN
(0.25 đ)
Xây dựng gia đình văn hóa .
C3 TL
(1 đ)
C7 TN (0.25đ)
C12 TN (0.25đ)
C3 TL
(1 đ)
Xác định biểu hiện giản dị .
C8 TN
(0.25 đ)
Xác định hành vi thể hiện tính trung thực .
C9 TN
(0.25 đ)
Nhận biết tục ngữ thể hiện lòng tự trọng .
C10 TN
(0.25 đ)
Đạo đức và kỉ luật .
C11 TN
(0.25 đ)
Hiểu thế nào là yêu thương con người ,
C2 TL
(2 đ)
Vận dụng kiến thức đã học xử lý tình huống thể hiện lòng khoan dung .
C4 TL
(2 đ)
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
 (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: GDCD – KHỐI LỚP 7
Thời gian làm bài : 60 phút 
 ĐỀ A
I. TRẮC NGHIỆM : (3 đ) Hãy khoanh tròn để chọn câu đúng nhất( mỗi câu 0,25đ)
1) Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng ?
A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp .
B. Truyền thống là cái cũ, không cần phải giữ lại .
C. Dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào .
D. Chỉ có những gia đình quyền thế mới có truyền thống tốt đẹp .
2) Biểu hiện nào sau đây là tự tin ? 
A. Khi làm việc không cần hợp tác với ai . B. Luôn đánh giá cao bản thân mình .
C. Dám tự quyết định và hành động để vượt qua khó khăn . D. Rụt rè khi gặp việc khó khăn .
3) Câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo ?
A. Ân trả, nghĩa đền . B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng .
C. Giấy rách phải giữ lấy lề . D. Không thầy đố mày làm nên .
4) Trung thực là gì ? 
A. Luôn tôn trọng sự thật . B. Tôn trọng chân lý, lẽ phải .
C. Sống ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi . D. Tất cả đều đúng .
5) Trong khi lao động, nếu em đã làm xong phần việc của mình nhưng bạn vẫn chưa làm xong thì em sẽ làm gì ? 
A. Ngồi nhìn bạn làm . B. Bảo bạn hãy làm nhanh hơn .
C. Đến làm giúp bạn . D. Đi về trước .
6) Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung ? 
A. Bỏ qua lỗi của bạn . B. Tìm cách che giấu khuyất điểm cho bạn .
C. Hay trả đũa người khác . D. Hay chê bai người khác .
7) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? 
A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái . B. Việc nhà là việc của mẹ .
C. Việc nhà lả việc của ba và mẹ . D. Việc nhà là việc của tất cả các thành viên trong gia đình .
8) Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị ? 
A. Tổ chức sinh nhật linh đình . B. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu .
C. Nói cộc lốc . D. Nói trống không .
9) Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực ?
A. Dũng cảm nhận lỗi thay cho bạn . B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm .
C. Chỉ ra điểm yếu của bạn trước đám đông . D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình .
10) Hai câu tục ngữ sau đây thể hiện đức tính gì ?
 Chết vinh còn hơn sống nhục
 Chết đứng còn hơn sống quỳ
A. Tự trọng . B. Yêu thương con người .
C. Tự tin . D. Khoan dung .
11) Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau hay không ?
A. Có quan hệ nhưng không chặt chẽ . B. Có quan hệ chặt chẽ .
C. Không có quan hệ với nhau . D. Không có liên quan, chúng trái ngược với nhau .
12) Công dân góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách :
A. Giữ gìn nhà ở ngăn nắp. B. Sống lành mạnh.
C. Tham gia các hoạt đông bảo vệ môi trường. D. Cả a,b,c dúng.
II) TỰ LUẬN (7 điểm) 
1) Khoan dung là gì ? (1 đ)
2) Thế nào là yêu thương con người ? Vì sao phải yêu thương con người ? (2 đ)
3) Thế nào là gia đình văn hóa ? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa ? (2 điểm) 
4) Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Nếu em là Lan em sẽ cư xử như thế nào ? (2đ)
HẾT
PHÒNG GD&ĐT MANG THÍT
TRƯỜNG THCS LONG MỸ
 (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: GDCD – KHỐI LỚP 7
Thời gian làm bài : 60 phút 
 ĐỀ B
I. TRẮC NGHIỆM : (3 đ) Hãy khoanh tròn để chọn câu đúng nhất( mỗi câu 0,25đ)
1) Câu nào thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo ?
A. Ân trả, nghĩa đền .
B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng .
C. Giấy rách phải giữ lấy lề .
D. Không thầy đố mày làm nên .
2) Trong khi lao động, nếu em đã làm xong phần việc của mình nhưng bạn vẫn chưa làm xong thì em sẽ làm gì ? 
A. Ngồi nhìn bạn làm .
B. Bảo bạn hãy làm nhanh hơn .
C. Đến làm giúp bạn .
 D. Đi về trước 
3) Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? 
A. Việc nhà là việc của mẹ và con gái .
B. Việc nhà là việc của mẹ .
C. Việc nhà lả việc của ba và mẹ .
D. Việc nhà là việc của tất cả các thành viên trong gia đình .
4) Theo em, ý kiến nào sau đây là đúng ?
A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp .
B. Truyền thống là cái cũ, không cần phải giữ lại .
C. Dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào .
D. Chỉ có những gia đình quyền thế mới có truyền thống tốt đẹp .
5) Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực ?
A. Dũng cảm nhận lỗi thay cho bạn .
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm .
C. Chỉ ra điểm yếu của bạn trước đám đông .
D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình .
6) Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau hay không ?
A. Có quan hệ nhưng không chặt chẽ .
B. Có quan hệ chặt chẽ .
C. Không có quan hệ với nhau .
D. Không có liên quan, chúng trái ngược với nhau .
7) Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị ? 
A. Tổ chức sinh nhật linh đình .
B. Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu .
C. Nói cộc lốc .
D. Nói trống không .
8) Hai câu tục ngữ sau đây thể hiện đức tính gì ?
 Chết vinh còn hơn sống nhục
 Chết đứng còn hơn sống quỳ
A. Tự trọng .
B. Yêu thương con người .
C. Tự tin .
 D.. Khoan dung 
9) Công dân góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách :
A. Giữ gìn nhà ở ngăn nắp.
B. Sống lành mạnh.
C. Tham gia các hoạt đông bảo vệ môi trường.
 D. Cả a,b,c dúng
10) Biểu hiện nào sau đây là tự tin ? 
A. Khi làm việc không cần hợp tác với ai .
B. Luôn đánh giá cao bản thân mình .
C.Dám tự quyết định và hành động để vượt qua khó khăn .
D. Rụt rè khi gặp việc khó khăn .
11) Trung thực là gì ? 
A. Luôn tôn trọng sự thật .
B. Tôn trọng chân lý, lẽ phải .
C. Sống ngay thẳng thật thà, dũng cảm nhận lỗi .
D. Tất cả đều đúng .
12) Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung ? 
A. Bỏ qua lỗi của bạn .
B. Tìm cách che giấu khuyất điểm cho bạn .
C. Hay trả đũa người khác .
D. Hay chê bai người khác .
II) TỰ LUẬN: (7 điểm) 
1) Khoan dung là gì ? (1 đ)
2) Thế nào là yêu thương con người ? Vì sao phải yêu thương con người ? (2 đ)
3) Thế nào là gia đình văn hóa ? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa ? (2 điểm) 
4) Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Nếu em là Lan em sẽ cư xử như thế nào ? (2đ) 
 HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN : GDCD 7
Trắc nghiệm : (3 đ) 
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐỀ A
A
C
D
D
C
A
D
B
B
A
B
D
ĐỀ B
D
C
D
A
B
B
B
A
D
C
D
A
	II) Tự luận : (7 điểm) 
1) Nêu được thế nào là khoan dung . (1 đ) 
2) Nêu được thế nào là yêu thương con người và vì sao phải yêu thương con người (2đ) 
3) Nêu được khái niệm gia đình văn hóa và trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa . (2đ) 
4) Xử lí tình huống : Nếu là Lan sẽ không giận bạn, không nổi cáu với bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn ... (2đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_7_ky_1_1516_LM.doc