Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2010 - 2011 môn vật lí lớp 10 nâng cao thời gian 60 phút không kể thời gian phát

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2010 - 2011 môn vật lí lớp 10 nâng cao thời gian 60 phút không kể thời gian phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2010 - 2011 môn vật lí lớp 10 nâng cao thời gian 60 phút không kể thời gian phát
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 - 2011
 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG MÔN VẬT LÍ LỚP 10 NÂNG CAO
 Thời gian 60 phút không kể thời gian phát đề
MÃ ĐỀ
Họ tên ...................................................................
Lớp :.. 
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng thu gia tốc a = 2m/s2 dưới tác dụng của một lực F. Nếu lực tác dụng vào vật ấy tăng gấp đôi thì gia tốc a’ của vật là
	A. a’=0,5m/s2	B. a’=1m/s2	C. a’=2m/s2	D. a’=4m/s2
Câu 2: Một ôtô có khối lượng m=1,5tấn đang chuyển động thẳng thì hãm phanh, sau 3 giây ôtô dừng hẳn. Lực hãm phanh là F=6000N.Vận tốc của ôtô khi hãm phanh là:
	A. 8m/s	B. 12m/s	C. 4m/s	D. 2m/s
Câu 3: Một lực không đổi F=10N tác dụng vào vật làm vận tốc của vật trong thời gian t=8s tăng từ 4m/s đến 8m/s. Khối lượng của vật ấy là:
	A. 20kg	B. 15kg	C. 10kg	D. 40kg	
Câu 4: Tìm phát biểu đúng.
A. Khối lượng càng lớn dễ thay đổi vận tốc.
B.Vật có khối lượng lớn thì có mức quán tính bé.
C.Vật có khối lượng lớn thì có mức quán tính lớn.
D.Cùng một lực tác dụng, vật nào có khối lượng lớn thì thu gia tốc lớn.
Câu 5: Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0=5cm. Một đầu lò xo móc vào điểm cố định, đầu còn lại treo vật có khối lượng m=0,4kg. Khi cân bằng lò xo dài 7cm. Lấy g=10 m/s2. Độ cứng của lò xo là.
A. k=400 N/m	B. k=200 N/m	C.k=150 N/m	 D.k=50N/m
Câu 6: Một vật ( xem là chất điểm) được ném theo phương ngang. Chọn hệ quy chiếu Oxy với gốc O là vị trí ném, Ox hướng theo phương của vận tốc ban đầu, Oy hướng theo phương trọng lực.Gốc thời gian lúc ném vật. Quỹ đạo của vật có dạng: 
A.Một nửa đường Paralol.
B.Một đường Parabol.
C.Đường tròn.
D.Đường xoắn ốc.
Câu 7: Một vật được ném ngang ở độ cao h=20m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2. Để khi sắp chạm đất vận tốc của vật là v=25m/s thì vận tốc ban đầu v0 của vật là:
	A. v0=5m/s	B. v0=10m/s	 C. v0=15m/s	D. v0=20m/s
Câu 8: Một vật có khối lượng m=2kg ban đầu đứng yên, chịu tác dụng của lực F=2N trong thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong thời gian đó là:
A. 10m	B. 5m	C. 2,4m	D. 2,0m
Câu 9: Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=2m/s2 từ trạng thái nghỉ. Quãng đường vật đi được trong thời gian t(s) là 9m. Khỏang thời gian vật đi hết 1m cuối cùng là: 
	A. 0,256s	 
	B. 0,172s	 
	C. 0,449s	 
	D. 0,321s
Câu 10. Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng P. Khi đưa vật này đến nơi cách tâm Trái Đất một khoảng d=2R (R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng P’ của vật ấy là.
 A.P’=P	B. P’=P	C. P’=P	D. P’=4P
Câu 11. Trong giới hạn đàn hồi của một lò xo nhẹ, có chiều dài ban đầu l0, nếu độ lớn của lực đàn hồi tăng lên 2 lần thì độ cứng của lò xo sẽ 
A.Tăng 2 lần.	B.Giảm 2 lần.	C.Không đổi.	D.Tăng 4 lần.
Câu 12.Các thí nghiệm cho thấy, độ lớn của lực ma sát trượt 
A.Phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt sàn.
B.Phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C.Không phụ thuộc vào vật liệu và bản chất của hai mặt tiếp xúc.
D.Tỷ lệ với độ lớn của áp lực.
Câu 13. Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m cao 5 m so với mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là . Cho g=10 m/s2. Vận tốc của vật khi đến chân mặt phẳng nghiêng là
A.7,07 m/s.
B.3,14 m/s.
C.2,5 m/s.
D.8,24 m/s.
Câu 14. Lực hướng tâm được tính theo biếu thức nào sau đây:
A.Fht =	B.Fht = 	
C.Fht = 	D.Fht = 
Câu 15. Một ô tô (coi như chất điểm) có khối lượng m chuyển động đều trên chiếc cầu vồng (coi như cung tròn) bán kính R=10m. Lấy g =10 m/s2. Tại điểm cao nhất trên cầu vồng,vận tốc lớn nhất của ô tô có thể đạt được là bao nhiêu để nó không bị văng ra khỏi cầu vồng?
A. v=42 km/h.
B. v=100km/h.
C. v=36km/h.
D. v=8 km/h.
Câu 16. Khi con ngựa kéo xe lực tác dụng vào con ngựa làm cho nó chuyển động về phía trước là.
A.Lực do ngựa tác dụng vào xe.
B.Lực do ngựa tác dụng vào đất.
C.Lực do xe tác dụng vào ngựa.
D.Lực mặt đất tác dụng lên chân ngựa
 Câu17: Một ôtô kéo một xe con khởi hành với gia tốc a=0,2 m/s2. Xe con có khối lượng m=2tấn. Hệ số ma sát lăn là 0,05. Lấy g=9,8m/s2. Lực kéo của ôtô có độ lớn là
A. 1380N	B. 1832N	C. 3180N	D. 2083N
Câu 18: Một vật nhỏ ( chất điểm) có khối lượng m=20kg được kéo chuyển động ngang bởi lực hợp với phương ngang một góc α; F=120N. Nếu α=600 vật chuyển động thẳng đều. Lấy g=10m/s2. Nếu α=300, gia tốc chuyển động của vật là:
 A. 0,152m/s2	B. 1,025m/s2	C. 0,815m/s2	D. 1, 536m/s2
Câu 19: Từ vị trí đứng yên, một người đi xe đạp thả dốc , chuyển động theo một đường thẳng.Trong 2 giây đầu xe đi được 10m. Bỏ qua ma sát.Góc nghiêng α của dốc là:
A. 600	B. 300	C. 450	D. 150
Câu 20: Một vật bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi được quãng đường S trong t giây. Thời gian vật đi trong ¾ đọan đường cuối là:
A. 1,5t	B. 2t	C. 0,25t	D. 0,5t
Câu 21: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực ép 2 mặt đó tăng lên gấp đôi?
	A.Tăng 2 lần	B. Giảm 2 lần
	C. Không đổi	D. Rất nhỏ, có thể bỏ qua
Câu 22: Độ lớn của gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều là:
aht = v2r
aht = v2 wr
aht = v2 w
aht = v2 /r
Câu 23: Một trong những đặc điểm của lực và phản lực là:
 A. Lực và phản lực là cặp lực cân bằng.
B. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại. 
C. Lực và phản lực không thể xuất hiện và mất đi đồng thời.
	 D. Lực và phản lực cùng đặt vào một vật.
Câu 24: Lấy tay ép một quyển sách vào tường . Sách đứng yên và chịu tác dụng của:
A. 5 lực: Trong đó có hai lực ma sát nghỉ.
B. 4 lực: Trong đó có một lực ma sát nghỉ.
C. 3 lực: Trong đó có hai lực ma sát nghỉ.
D. 3 lực: Trong đó có một lực ma sát nghỉ.
Câu 25: Muốn kéo được nhiều toa, đầu máy xe lửa phải có
	A. khối lượng rất lớn để tăng lực ma sát giữa đầu tàu và đường ray.
	B. khối lượng nhỏ để giảm áp lực cho mặt đường.
	C. khối lượng nhỏ, động cơ lớn để tăng lực phát động.
	D. khối lượng bằng khối lượng một toa tàu vì tàu chạy đều trên đường ray.
==================================================
10 CƠ BẢN
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng thu gia tốc a dưới tác dụng của một lực F. Nếu lực tác dụng vào vật ấy tăng gấp đôi thì gia tốc a’ của vật là
	A. a’=0,25a	B. a’=0,5a	C. a’=a	D. a’=2a
Câu 2: Một ôtô có khối lượng m=2 tấn đang chuyển động thẳng thì hãm phanh, sau 3 giây ôtô dừng hẳn. Lực hãm phanh là F=4000N.Vận tốc của ôtô khi hãm phanh là:
	A. 8m/s	B. 6m/s	C. 4m/s	D. 2m/s
Câu 3: Một lực không đổi F=20N tác dụng vào vật làm vận tốc của vật trong thời gian t=8s tăng từ 4m/s đến 8m/s. Khối lượng của vật ấy là:
	A. 40kg	B. 30kg	C. 20kg	D. 10kg	
Câu 4: Tìm phát biểu đúng.
A. Khối lượng càng lớn dễ thay đổi vận tốc.
B.Vật có khối lượng lớn thì có mức quán tính bé.
C.Vật có khối lượng lớn thì có mức quán tính lớn.
D.Cùng một lực tác dụng, vật nào có khối lượng lớn thì thu gia tốc lớn.
Câu 5: Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên l0=5cm. Một đầu lò xo móc vào điểm cố định, đầu còn lại treo vật có khối lượng m=0,5kg. Khi cân bằng lò xo dài 7cm. Lấy g=10 m/s2. Độ cứng của lò xo là.
A.500 N/m	B.250 N/m	C.150 N/m	D.50N/m
Câu 6: Một vật ( xem là chất điểm) được ném theo phương ngang. Chọn hệ quy chiếu Oxy với gốc O là vị trí ném, Ox hướng theo phương của vận tốc ban đầu, Oy hướng theo phương trọng lực. Quỹ đạo của vật có dạng: 
A.Một nửa đường Paralol.
B.Một đường Parabol.
C.Đường tròn.
D.Đường xoắn ốc.
Câu 7: Một viên bi lăn trên mặt sàn nằm ngang cao h=5m so với nền nhà. Khi ra khỏi mép bàn rơi xuống nền nhà tại một điểm cách mép bàn L=3m (theo phương ngang) . Lấy g=10m/s2. Tốc độ của viên bi lúc rời khỏi mép bàn là:
A. v=8m/s	B. v=5m/s	C. v=3m/s	D. v=2m/s
Câu 8: Một vật có khối lượng m=2kg ban đầu đứng yên, chịu tác dụng của lực F=1N trong thời gian 2s. Quãng đường mà vật đi được trong thời gian đó là:
A. 10m	B. 5m	C. 2,4m	D. 1,0m
Câu 9: Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=2m/s2 từ trạng thái nghỉ. Quãng đường vật đi được trong thời gian t(s) là 9m. Khỏang thời gian vật đi hết 1m cuối cùng là: 
	A. 0,256s	 
	B. 0,172s	 
	C. 0,449s	 
	D. 0,321s
Câu 1 0:Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên (phía ngòai). Việc làm này nhằm mục đích:	
	A. Tạo lực hướng tâm 	B. Giảm áp lực cho xe
	C. Tăng lực ma sát đối với xe	D. Thóat nước dễ dàng
Câu 11: Trên sàn nhà cách mặt đất một độ cao h, hai viên bi được xem là chất điểm. Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. Bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang ở cùng một thời điểm. Bỏ qua sức cản của không khí. Quan sát chuyển động của hai viên bi, kết luận nào sau đây đúng?
	A. Bi A chạm đất trước	
B. Bi A chạm đất sau	
	C. Bi A và bi B chạm đất cùng lúc	
D. Thời gian chuyển động của bi A bằng nửa thời gian chuyển động của bi B.
Câu 12: Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính R=0,2(m), vận tốc góc w=10(rad/s). Vận tốc dài có độ lớn là :
A. v=0,02m/s
	B. v=10,2m/s
	C. v=50m/s
	D. v=2m/s
Câu 13: Nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của một vật là 
	A. do lực tác dụng vào vật	B. tốc độ chuyển động
	C. thời gian chuyển động của vật	D. do vật có quán tính
Câu 14: Lực tác dụng giữa hai vật có đặc điểm:
	A. là lực trực đối không cùng lọai	
B. là cặp lực cân bằng
	C. là lực không xuất hiện và mất đi đồng thời	
D. là cặp lực ngược hướng, bằng độ lớn đặt, vào hai vật khác nhau
Câu 15: Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào:
	A. thể tích của hai vật
	B. khối lượng và khỏang cách giữa hai vật.
	C. môi trường tương tác giữa hai vật.	
	D. khối lượng riêng của hai vật.
Câu 16: Nguyên nhân làm xuất hiện lực ma sát là do:
	A. các vật có khối lượng lớn.	
	B. vật chuyển động có gia tốc.
	C. mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng.	
	D. diện tích tiếp xúc giữa hai vật.
Câu 17. Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì.
A. Ba lực đồng quy, hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
B. Ba lực có giá đồng phẳng, hợp lực của hai lực phải bằng không.
C. Hợp lực của hai lực cùng phương ngược chiều với lực thứ ba.
D. Ba lực có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 18. Đơn vị của mô men lực là:
A. Kgm2s-2
B. Kgm2s2.
C. Nm-1
D. .
Câu 19. Thanh AB dài 40cm, đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng 10N.Tại đầu Acủa thanh có treo trọng vật P1 = 40N. Tại đầu B của thanh có treo trọng vật P2= 10N. Để thanh cân bằng, đặt giá đỡ tại vị trí nào sau đây:
A. Tại điểm cách đầu A của thanh 25 cm.
B. Tại điểm cách đầu A của thanh 10 cm.
C. Tại điểm cách đầu B của thanh 10 cm.
D. Tại trung điểm của thanh.
Câu 20. Một đĩa tròn đồng chất, mỏng phẳng, có trọng lượng 60N, bán kính R=30cm. Trục quay của đĩa nằm ngang đi qua tâm đĩa. Mô men của trọng lực đối với trục quay là
A. M(p)=2 Nm
B. M(p)=9 Nm
C. M(p)=0
D. M(p)=18 Nm.
Câu 21. Trọng tâm của vật rắn là:
A. điểm mà khi giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua luôn làm cho vật đứng yên.
B. điểm bất kỳ trên vật rắn mà lực tác dụng đi qua.
C.điểm đồng quy của các lực tác dụng lên vật. 
D. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
Câu 22. Nhận định nào sau đây sai về cân bằng của vật có mặt chân đế.
A.Trọng tâm càng cao, diện tích mặt chân đế càng nhỏ thì vật có mức vững vàng càng tốt.
B.Một vật có mặt chân đế ở trạng thái cân bằng khi giá của trọng lực xuyên qua mặt chân đế.
C.Mặt chân đế của một người đứng trên mặt đất là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc.
D.Có ba loại cân bằng: Bền, không bền và phiếm đinh.
Câu 23. Một ngẫu lực có F1 = F2 = F, cánh tay đòn là d . Mô men của ngẫu lực này là:
A. M= (F1- F2).d
B. M=F.d
C. M=2Fd
D. M= -(F1+F2).d
Câu 24. Tìm nhận định sai về ngẫu lực.
A. Ngẫu lực tác dụng lên vật làm cho vật vừa quay vừa chuyển động tịnh tiến.
B. Ngẫu lực là trường hợp hai lực song song tác dụng vào một vật mà không tìm được hợp lực của chúng.
C. Ngẫu lực tác dụng lên vật chỉ làm vật quay chứ không tịnh tiến.
D. Ngẫu lực là hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng đặt vào một vật.
Câu 25. Cho hai lực có giá đồng quy và có độ lớn F1 = F2 = 6 N. Góc tạo bởi hai lực là α=600 . Hợp lực của hai lực đó có độ lớn là:
A.6N.
B.6N.
C.6 N.
D.N.
=================================

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_Nang_cao_truong_chuyen.doc