Đề kiểm tra học kỳ I - Năm 2015 môn thi: Hóa Học - Mã đề 357

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1130Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm 2015 môn thi: Hóa Học - Mã đề 357", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm 2015 môn thi: Hóa Học - Mã đề 357
	SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM 2015
	TRƯỜNG THPT XUÂN HƯNG	Môn thi: HÓA HỌC – Chương trình cơ bản
	ĐỀ THI THỬ DỰA TRÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP	Thời gian làm bài: 45 phút 
Mã đề thi 357
Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64.
Câu 1: Chọn câu đúng
Các muối của kim loại kiềm đều là các chất điện li mạnh.
Tất cả các chất điện li đều ít nhiều tan trong nước.
Các chất hữu cơ đều là các chất điện li yếu.
Chỉ khi tan trong nước, các chất mới phân li thành ion.
Câu 2: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh
	A. H2SO4, NH3, Cu(NO3)2, CaCl2.	B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
	C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.	D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 3: Trong dung dịch Al2(SO4)3 (bỏ qua sự phân li của nước) chứa bao nhiêu loại ion?
	A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 4: Chọn biểu thức đúng
	A. [H+] . [OH-] =1.	B. [H+] + [OH-] = 0.	C. [H+].[OH-] = 10-14.	D. [H+].[OH-] = 10-7.
Câu 5: Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng trao ion
	A. MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4.	B. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3.
	C. 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2.	D. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 6: Một dung dịch chứa 0,96 gam Cu2+; 0,144 gam SO42-; x mol NO3- và y mol Fe2+. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch này là 3,048 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
	A. 0,03 và 0,0015.	B. 0,02 và 0,05.	C. 0,01 và 0,02.	D. 0,05 và 0,015.
Câu 7: Mệnh đề nào dưới đây không đúng khi nói về phân tử nitơ (N2)
	A. Bền ở nhiệt độ thường.	B. Có liên kết ba giữa hai nguyên tử.
	C. Còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.	D. Có năng lượng liên kết lớn.
Câu 8: Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm sau: dẫn khí NH3 đi qua ống đựng CuO nung nóng. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
	A. Bột CuO từ màu đen sang màu trắng.	
	B. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ, có hơi nước ngưng tụ.
	C. Bột CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh, có hơi nước ngưng tụ.
	D. Bột CuO không thay đổi màu.
Câu 9: Cho 4 lít N2 và 14 lít N2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (đktc). Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
	A. 50%.	B. 25%.	C. 20%.	D. 45%.
Câu 10: Quan sát sơ đồ thí nghiệm. 
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình điều chế HNO3?
	A. Quá trình phản ứng là một quá trình thuận nghịch, chiều thuận là chiều thu nhiệt.
	B. Bản chất của quá trình điều chế HNO3 là một phản ứng trao đổi ion.
	C. Do hơi HNO3 có phân tử khối nặng hơn không khí nên mới thiết kế ống dẫn hướng xuống.
	D. HNO3 sinh ra trong bình cầu là dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ.
Câu 11: Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là
	A. CO2 và NO2.	B. CO2 và NO.	C. NO và CO2.	D. CO và NO.
Câu 12: Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu tạo thành nitrosamine, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng
	A. CuSO4 và NaOH.	B. Cu và NaOH.	C. Cu và H2SO4. 	D. CuSO4 và H2SO4.
Câu 13: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 4,48.	B. 1,12.	C. 2,24.	D. 3,36.
Câu 14: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 1 M tác dụng với 21,875 ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 gam/ml) sau đó đem pha loãng bằng nước cất thu được 250 ml dung dịch X. Hỏi trong X có những hợp chất nào của photpho và nồng độ mol là bao nhiêu (bỏ qua sự thủy phân của các muối)?
	A. Na3PO4 0,4M.	B. NaH2PO4 0,1M và Na2HPO4 0,3M.
	C. NaH2PO4 0,4M.	D. Na2HPO4 0,1M và Na3PO4 0,3M.
Câu 15: Khi cho 2,46 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư, đun nóng, sinh ra 2,688 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Cu và Al trong hỗn hợp lần lượt là 
	A. 78,05 % và 21,95 % .	B. 38,8 % và 61,2 % .
	C. 61,2 % và 38,8 % .	D. 21,95 % và 78,05 % .
Câu 16: Cho 4 lọ dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số 4 chất: (NH4)2CO3, NaHCO3, NaNO3, NH4NO3. Tiến hành nhận biết bốn dung dịch trên bằng dung dịch Ba(OH)2 thu được kết quả sau: 
Chất
X
Y
Z
T
Dung dịch Ba(OH)2
Kết tủa trắng
Khí mùi khai
Không hiện tượng
Kết tủa trắng,
khí mùi khai.
Nhận xét nào sau đây là đúng?
	A. X là dung dịch NaNO3.	B. T là dung dịch (NH4)2CO3.
	C. Z là dung dịch NH4NO3.	D. Y là dung dịch NaHCO3.
Câu 17: Khi cấy lúa, thời điểm nào sau đây bón phân đạm mang lại hiệu quả cao nhất?
A. Giai đoạn làm đất chuẩn bị cấy.	B. Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh.
C. Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông.	D. Giai đoạn lúa chín.
Câu 18: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai
	A. SiO2 + 4HF ® SiF4 + 2H2O 	B. SiO2 + 4HCl ® SiCl4 + 2H2O 
	C. SiO2 + 2C Si + 2CO	D. SiO2 + 2Mg 2MgO + Si
Câu 19: Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai
	A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
	B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
	C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
	D. Nước đá khô là CO2 ở thể rắn.
Câu 20: Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rắn thu được là
	A. Al và Cu 	B. Cu, Al và Mg 
	C. Cu, Fe, Al2O3 và MgO 	D. Cu, Fe, Al và MgO
Câu 21: Sục a (mol) khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại đem đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là
	A. 0,05 mol	B. 0,06 mol	C. 0,07 mol	D. 0,08 mol
Câu 22: Khử hoàn toàn m gam gam Fe3O4 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m và V. 
	A. 16,8 gam và 6,72 lít	B. 16,8 gam và 8,96 lít	
	C. 5,6 gam và 0,672 lít	D. 5,6 gam và 2,24 lít
Câu 23: Liên kết chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
	A. liên kết ion.	B. Liên kết cho - nhận.	
	C. Liên kết cộng hóa trị.	D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 1,2 gam một hợp chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào trong dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 4,08 gam. Biết rằng số mol CO2 gấp 0,75 mol số mol của nước. Công thức phân tử của A là (Biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử)
	A. C3H8O.	B. C3H6O.	C. C4H10O.	D. CH2O.
Câu 25: Người ta cũng thường phân loại hợp chất hữu cơ theo
	A. thành phần phần trăm về khối lượng.	B. Theo mạch cacbon.
	C. Hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no.	D. Dẫn xuất halogen và hiđrocacbon.
--- Hết ---

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hki.doc