Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 10 - Trường THPT Nhân Hòa

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 10 - Trường THPT Nhân Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý lớp 10 - Trường THPT Nhân Hòa
Trường THPT Trung Phú
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 10NC
NGÀY 10/12/2014_TG: 45 PHÚT
Lý thuyết
Câu 1: Chuyển động tròn đều là gì ?
Câu 2: Sự rơi tự do là gì? Cho 1 ví dụ về sự rơi của một vật là sự rơi tự do ?
Câu 3: Lực đàn hồi xuất hiện trong trường hợp nào? (1đ)
Câu 4: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn?	(1đ)
Bài tập
Bài 1: Trước khi chạm đất 1s, một vật thả rơi tự do có vận tốc là 30m/s. Lấy g =10m/s2 . Tính:
 a) Thời gian rơi và độ cao nơi thả vật.	
 b) Khi vận tốc của vật là 15m/s thì vật còn cách đất bao nhiêu? Sau bao lâu nữa thì vật rơi đến đất?
Bài 2:(2đ) Khi người ta treo quả cầu có khối lượng m1=200g vào đầu dưới của một lò xo (đầu trên cố định) thì lò xo dài l1= 32,5 cm.Còn khi treo quả cầu có khối lượng m2=600g thì lò xo dài l2 =37,5cm.Tính chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo. Lấy g = 10m/s2.
Bài 3: Một vật có khối lượng m được thả trượt không vận tốc đầu từ đỉnh đến chân của mặt phẳng nghiêng có chiều dài 10m, cao 5m. Cho hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng nghiêng là 0,1. Khi trượt đến chân mặt phẳng nghiêng vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang thêm một đoạn nữa rồi dừng lại do ma sát trên mặt ngang với hệ số ma sát là 0,2.Lấy g= 10m/s2
 a.Tính gia tốc khi trượt trên mặt nghiêng và thời gian trượt trên đó. (1đ)
 b.Tính quãng đường mà vật trượt trên mặt phẳng ngang. (1đ)
-----Hết-----
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 10NC
NGÀY 10/12/2014_TG: 45 PHÚT
NỘI DUNG
ĐIỂM
LÝ THUYẾT
Câu 1: Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là 1 đường tròn và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi cung tròn
1
Câu 2: Rơi tự do là sự rơi của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
VD: viên bi sắt rơi trong không khí, lông chim rơi trong chân không.
0,5
0,5
Câu 3: Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi.
1
Câu 1: Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
1
BÀI TẬP
Bài 1:
tchạm đất = 4 s
h = 80 m
t = 1,5 s
S = 11,25 m
Dh = 68,75 m
Dt = 2,5 s
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Bài 2:
 m1.g = K(l1 -l0)
 m2.g = K(l2 -l0)
 Þ k = 80 N/m
 Þ l0 = 0,3 m
0,25
0,25
0,75
0,75
Bài 3:
a = 300
a = g(sina -mt.cosa)
 = 4,13 m/s2
 Þ t = 2,2 s
v = 9,01 m/s
a’ = -2 m/s2
 Þ S’ = 20,66 m
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
GHI CHÚ: Học sinh sai hay thiếu đơn vị thì trừ 0,25 đ cho mỗi lần sai, trừ tối đa 2 lần cho cả bài kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_dapan_ly10NC.doc