Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý - Khối 10 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài : 45 phút đề chính thức

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1220Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý - Khối 10 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài : 45 phút đề chính thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý - Khối 10  năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài : 45 phút đề chính thức
PHẦN CHUNG : ( Dành cho tất cả các lớp)
Câu 1 : ( 2đ)
a. Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn. (Chú thích tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức) 
b. Áp dụng: Ở độ cao nào so với mặt đất thì lực hút của Trái Đất đặt vào một vật sẽ giảm đi 9 lần? 
Câu 2 : ( 2đ)
 a. Lực đàn hồi ở lò xo xuất hiện khi nào? Nêu rõ phương, chiều ,điểm đặt và độ lớn . 
Một quả bóng rơi từ độ cao h xuống chạm sàn nhà rồi lại nảy lên. Quả bóng rơi xuống do tác dụng của lực nào? Quả bóng nảy lên do tác dụng của lực nào? So sánh độ lớn của hai lực này. 
Câu 3: (2đ) a. Phát biểu quy tắc momen lực? 
α
F
A
B
 Áp dụng : Một người nâng một tấm gỗ có trọng lượng P = 400N. Tấm gỗ được giữ cân bằng ở vị trí hợp với phương ngang một góc α = 300 như hình vẽ. Tính độ lớn của lực F mà người công nhân dùng để giữ tấm gỗ ở vị trí này biết lực F vuông góc với tấm gỗ. 
Câu 4 : (1đ) Một ôtô có khối lượng m = 2 tấn chuyển động với vận tốc 36 km/h trên chiếc cầu có bán kính R = 50 m (cầu vồng lên). Tính áp lực của ôtô vào mặt cầu tại điểm cao nhất. Lấy g = 10m/s2.
Câu 5 : (1đ) Một vật được đặt trên đỉnh một mặt phẳng nghiêng góc α so với phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và dốc nghiêng là μ = 0,3. Với giá trị nào của α thì vật nằm yên không trượt ? Lấy g = 10m/s2. 
B. PHẦN RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN : (2đ ) ( Lớp 10CA1, CA2, CA3, CV,CS,D)
Câu 6 : Một vật nhỏ được ném theo phương ngang từ điểm O có độ cao h = 80m so với mặt đất, với vận tốc đầu V0 = 20m/s. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.
Tính thời gian chuyển động trong không khí và tầm bay xa của vật.
Sau 3s kể từ lúc ném,vật đến điểm N. Tính khoảng cách ON.
C. PHẦN RIÊNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO : ( 2đ) ( Lớp 10CT,CH,A)
Câu 7 : Một người có khối lượng m = 50kg đứng trên một bàn cân đặt trong buồng thang máy. Ban đầu thang máy đứng yên. Khi thang máy bắt đầu chuyển động, thì cân chỉ trọng lượng của người là 480N. 
Thang máy chuyển động theo chiều nào? Vì sao? 
Tính độ lớn gia tốc của thang máy. Cho g = 10 m/s2. 
D. PHẦN RIÊNG CHO LỚP CHUYÊN LÝ 10CL: (2đ)
Câu 8 : Một lực kế lò xo mang vật nặng m= 1kg được treo vào trần một thang máy. Khi thang máy đứng yên thì lực kế chỉ 10N, sau đó thang máy chuyển động, lực kế chỉ 8N.
Tìm chiều và gia tốc chuyển động của thang máy. 
Biết lò xo có chiều dài tự nhiên 50 cm, độ cứng 100 N/m. Tìm chiều dài lò xo khi thang máy đứng yên và khi thang máy chuyển động. 
HẾT.
ĐÁP ÁN ( ĐỀ CHÍNH THỨC )
PHẦN CHUNG
Câu 1 : -a. Phát biểu (SGK)0,5đ
 - Biểu thức 0,25đ
 - Nêu tên –đơn vị.0,25đ
 - b. Áp dụng : Lập được tỉ : ..0,5đ
 Thay vào tính : h = 2R0,5đ
Câu 2 : a. Nêu rõ 4 ý x0,25đ = 1đ
 b. – Quả bóng rơi xuống do tác dụng trọng lực.............................................................0,25đ
 _ Quả bóng nảy lên do tác dụng lực đàn hồi.............................................................0,25đ
 _ Trọng lực do Trái Đất hút quả bóng rơi xuống
 Lực đàn hồi do mặt đất tác dụng vào quả bóng.....................................................0,25đ
 _ So sánh : Fđh > P......................................................................................................0,25đ
Câu 3 : a. Quy tắc momen( SGK) .1đ
 b. _Vẽ hình – xác định cánh tay đòn của F và P0,25đ
 _ Theo quy tắc momen : MF/A = MP/A 0,25đ
 F.AB = P. AH = P.OG. cosα
 F.AB = P. ½.AB cosα0,25đ
 Thay số tính F = N.0,25đ
Câu 4 : _ Vẽ hình-phân tích lực tác dụng vào xe.........................................................................................0,25đ
 _ Dùng 2N chiếu vào phương hướng tâm : P –Q = m.aht = m.V2/R...........................................0,25đ
 _ Thay số tính Q= 16000.N....................................................................................................................0,25đ
 _ Theo 3N : Áp lực do xe tác dụng vào cầu : N = Q = 16000N......................................................0,25đ
Câu 5 : _ Vẽ hình- phân tích lực tác dụng vào vật........................................................................................0,25đ
 _ Để vật nằm yên ko trượt : Px ≤ Fmsn.................................................................................................0,25đ
 _ tanα ≤ μ = 0,3........................................................................................0,25đ
 _ Thay số tính α ≤ 16,690 .............................................................................................0,25đ
PHẦN RIÊNG
Câu 6 : a. Tính .........................................................................................................................0,5đ
 Tính Xmax = V0.t = 80m.......................................................................................................................0,5đ
 b. Tính tọa độ diểm N ( 60,45)................................................................................................0,5đ
 Tính ON = 75m..................................................................................................................0,5đ
Câu 7 : a. _ Do P’ < P nen trọng lượng giảm nen Thang máy cđong đi xuống0,5đ
 b. _ Vẽ hình – fan tich lưc tác dụng vào người khi TM cdong ( P, Fdh, Fqt) 0,5đ
 _ Viết ĐL 2N trong HQC gan voi TM cdong : P = Fqt + Fdh 0,5đ
 _ Tính 500 = m.a0 + 480 
 Suy ra ; a0 = 0,4m/s2. .....................................0,5đ
Câu 8 : a. _ Do P’ < P nen trọng lượng giảm nen Thang máy cđong đi xuống0,25đ
 _ Vẽ hình – fan tich lưc tác dụng vào người khi TM cdong ( P, Fdh, Fqt) 0,5đ
 _ Viết ĐL 2N trong HQC gan voi TM cdong : P = Fqt + Fdh 0,5đ
 _ Tính 10 = m.a0 + 8 
 Suy ra ; a0 = 2m/s2. ..................................... 0,25đ
 b. _ TM đứng yên : P = Fđh = K.( l - l0) thay số tính l = 0,6m .........................................0,25đ
 _ TM chuyển động : Fdh = P – Fqt = K ( l’ – l0) thay số tính l’ = 0,58m........................0,25đ
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docđề ch■nh thức k10.doc