Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn – Lớp 6 - Năm học 2014 - 2015

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn – Lớp 6 - Năm học 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn – Lớp 6 - Năm học 2014 - 2015
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUẬN TÂN BÌNH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6
 NĂM HỌC 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 Phần1: (3 điểm) 
Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.	 (Thánh Gióng)
1/ Cho biết truyện Thánh Gióng thuộc loại truyện dân gian nào? Kể tên một truyện cùng loại mà em biết. (1 điểm)
	2/ Từ chân trong câu “Giặc đã đến chân núi Trâu” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm)
3/ Xác định cụm danh từ trong câu sau: (0,5 điểm)
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
	4/ Chi tiết“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” có ý nghĩa gì? Hãy diễn đạt ý nghĩa ấy từ một đến hai câu văn. (1 điểm)	
Phần 2: (7 điểm)
1/	Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!
 (Theo chân Bác, Tố Hữu)
	Từ hình ảnh Thánh Gióng trong đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (từ 6-8 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. (3 điểm)
2/ Chọn một trong hai đề sau: (4 điểm)
Đề 1: Kết thúc truyện Thạch Sanh, có chi tiết: Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung. Hãy kể tóm tắt truyện Thạch Sanh và thay kết thúc trên bằng một kết thúc mới.
Đề 2: Đóng vai vua Hùng kể sáng tạo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
..Hết..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM 
KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
NĂM HỌC 2014– 2015
 Phần1: (3 điểm) 
1/Cho biết truyện Thánh Gióng thuộc loại truyện dân gian nào? Kể tên một truyện cùng loại mà em biết. (1 điểm)
-Truyện Thánh Gióng thuộc loại truyện truyện Truyền thuyết. (0,5 điểm)
- Kể đúng tên một truyện cùng loại. (0,5 điểm)
	2/ Từ chân trong câu Giặc đã đến chân núi Trâu là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (0,5 điểm)
Từ chân - nghĩa chuyển (0,5 điểm)
	3/ Xác định cụm danh từ trong câu sau: (0,5 điểm)
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
 Cụm danh từ
	4/ Chi tiết Đến đấy, một mình một ngựa,tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời có ý nghĩa gì? Hãy diễn đạt ý nghĩa ấy từ một đến hai câu văn (1 điểm).	
+ Đúng ý nghĩa: Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không đòi hỏi công danh, không màng danh lợi. Chi tiết này còn ghi lại dấu tích của chiến công mà Gióng để lại cho quê hương xứ sở. (0, 5điểm)
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. (0,25 điểm)
+ Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, không mắc lỗi dùng từ. (0,25 điểm)
- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá.
Phần 2: (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
+ Đoạn văn thể hiện tốt nội dung, có sự liên kết , thuyết phục. (2điểm)
+ Biết phát biểu cảm nghĩ. (0,25 điểm)
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, dùng đúng từ ngữ. (0,25 điểm)
+ Đảm bảo số câu (0,25 điểm).
+ Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng (0,25 điểm).
+ GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. 
Câu 2: (4 điểm)
Đề 1:
	* Về nội dung: (3 điểm)
	- Biết cách tóm tắt truyện, phải đảm bảo hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật. 
	- Viết được kết thúc mới theo yêu cầu. ( Phù hợp với nội dung truyện)
	- Có sự sáng tạo, linh hoạt.	
* Về hình thức: (1điểm)
	- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm (0,75 điểm).
	- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng (0,25 điểm).
- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. 
- Không làm bài hoặc làm lạc đề (0 điểm).
	Đề 2:
	*Về nội dung: (3 điểm)
	- Đảm bảo các hệ thống sự kiện của cốt truyện và nhân vật.
	- Biết đóng vai Vua Hùng để kể chuyện.
	- Biết sáng tạo, kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.
	*Về hình thức: (1điểm)
	- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Câu đúng ngữ pháp, không sai chính tả, từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm. (0,75 điểm)
	- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng (0,25 điểm).	
- GV căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá. 
- Không làm bài hoặc làm lạc đề. (0 điểm)
..***..

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_HD_cham_NV6_HKI_nam_hoc_20142015_Tan_Binh.doc