Đề kiểm tra học kỳ I môn: Hóa học 8. năm học 2016 - 2017

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 890Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Hóa học 8. năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Hóa học 8. năm học 2016 - 2017
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 8. NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ A
Câu 1:(1,0 điểm) Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học có gì khác nhau?
Câu 2:(2,0 điểm) Hãy hoàn thành sơ đồ phương trình phản ứng sau:
 a. Zn + HCl -----> ZnCl2 + H2 b. FeCl3 + NaOH -----> Fe(OH)3 + NaCl
 c. P2O5 + H2O -----> H3PO4 d. K + H2O -----> KOH + H2
Câu 3:(3,0 điểm) a. Hãy lập công thức hóa học hợp chất giữa Al(III) với O ?
 b. Tính hóa trị của P trong hợp chất P2O5 ?
Câu 4:(1,5 điểm) Hãy tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất MgO?
 (Mg = 24, O = 16)
Câu 5:(2,5 điểm) . Đốt cháy hoàn toàn 12 gam cacbon trong không khí thu được 44 gam khí cacbon đioxit (CO2). 
Viết phương trình phản ứng?
Hãy tính khối lượng và thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng?
( C = 12, O = 16).
TRƯỜNG THCS 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 8. NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ B
Câu 1:(1,0 điểm) Nêu sự khác nhau giữa đơn chất với hợp chất?
Câu 2:(2,0 điểm) Hãy hoàn thành sơ đồ phương trình phản ứng sau:
 a. Mg + HCl -----> ZnCl2 + H2 b. FeCl2 + NaOH -----> Fe(OH)2 + NaCl
 c. P2O5 + H2O -----> H3PO4 d. Na + H2O -----> NaOH + H2
Câu 3:(3,0 điểm) a. Hãy lập công thức hóa học hợp chất giữa Fe(III) với O ?
 b. Tính hóa trị của P trong hợp chất SO3 ?
Câu 4:(1,5 điểm) Hãy tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất CaO?
 (Ca = 40, O = 16)
Câu 5:(2,5 điểm) . Đốt cháy hoàn toàn 12 gam cacbon trong không khí thu được 28 gam khí cacbon đioxit (CO2). 
Viết phương trình phản ứng?
Hãy tính khối lượng và thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng?
 ( C = 12, O = 16).
ĐÁP ÁN HÓA 8 HỌC KỲ I
Năm học: 2016 – 2017
Đề A
TT
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
1,0 điểm
Hiện tượng vật lí: Hiện tượng vật lí là hiện tượng mà chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên trạng thái là chất ban đầu
Hiện tượng hóa học: Chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hoá học 
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
2,0 điểm
a. Zn + 2 HCl ZnCl2 + H2
b. FeCl3 +3 NaOH Fe(OH)3 + 3 NaCl
c. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4 
d. 2K + 2H2O 2KOH + H2
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
3,0 điểm
a, Công thức chung: AlxOy 
=> x. III = y. II
 => x = 2, y = 3
CTHH của hợp chất: Al2O3
b, Gọi a là hóa trị của P trong hợ chất P2O5
Theo quy tắc hóa trị: 2.a = II.5 => a = 5
Vậy P có hóa trị V 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
1,5 điểm
a.MMgO = 24 + 16 = 40 g.
%Mg = 24/40 x100% = 60%.
%O = 100% - 60% = 40%
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
Câu 5
2,5 điểm
PTHH: C + O2 CO2
- Khối lượng của oxi.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
mO2 = mCO2 – mC = 44 – 12 = 32 gam.
Thể tích chất khí oxi (đktc).
nO2 = 32/32 = 1(mol) 
=> VO2 = 1x22,4 = 22,4(lit)
0,5 điểm
1.0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Ghi chú: - Viết PTPU thiếu điều kiện cho ½ số điểm theo quy định.
 - Thí sinh có thể giải cách khác đúng vẩn cho điểm tối đa.
ĐÁP ÁN HÓA 8 HỌC KỲ I
Năm học: 2016 – 2017
Đề B
TT
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1
1,0 điểm
Đơn chất: Là những chất được cấu tạo từ một nguyên tố hóa học
Hợp chất: Là những chất được cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học trở lên.
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 1
2,0 điểm
a. Mg + 2 HCl MgCl2 + H2
b. FeCl2 + 2 NaOH Fe(OH)2 + 2 NaCl
c. P2O5 + 3H2O 2 H3PO4 
d. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
3,0 điểm
a, Công thức chung: FexOy 
=> x. III = y. II
 => x = 2, y = 3
CTHH của hợp chất: Fe2O3
b, Gọi a là hóa trị của S trong hợp chất SO3
Theo quy tắc hóa trị: 1.a = II.3 => a = 6
Vậy S có hóa trị VI 
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
1,5 điểm
a.MCaO = 40 + 16 = 56 g.
%Ca = 40/56 x100% = 71,43%.
%O = 100% - 71,43% = 28,57 %
0, 5 điểm
0, 5 điểm
0, 5 điểm
Câu 4
2,5 điểm
PTHH: C + O2 CO2
 - Khối lượng của oxi.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
mO2 = mCO2 – mC = 28 – 12 = 16 gam.
Thể tích chất khí oxi (đktc).
nO2 = 16/32 = 0,5(mol) 
=> VO2 = 0,5x22,4 = 11,2(lit)
0,5 điểm
1.0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Ghi chú: - Viết PTPU thiếu điều kiện cho ½ số điểm theo quy định.
 - Thí sinh có thể giải cách khác đúng vẩn cho điểm tối đa.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I HÓA HỌC 8
NĂM HỌC: 2016 – 2017
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng ở
mức cao hơn
1.Chất –N.Tử-P.Tử
Phản ứng hóa học
Phân biệt sự khác nhau giữa đơn chất hợp chất, HT vật lí với HT hóa học
Số câu hỏi
1 câu
Số điểm
câu 1
1,0
(10%)
1,0
(10%)
2. Chất –N.Tử - P.Tử
PU hóa học 
Xác định hệ sô và cân bằng PTPU
Số câu hỏi
1 câu
Số điểm
câu 2
2,0
(20%)
2,0
(20%)
3. Chất –N.Tử - P.Tử
PU hóa học
- Biết vận dụng quy tắc hóa trị
Tính được hóa trị,chỉ số trong công thức hợp chât
Số câu hỏi
1 câu
Số điểm
câu 3
0,5
(0,5%)
2,5
(25%)
3,0
(30%)
4 PUHH. Mol và tính toán hóa học
Tính được về khối lượng mol hợp chât.
Tính được thành phần % về khối lượng. 
Số câu hỏi
1 câu
Số điểm
câu 4
0,5
(5%)
1,0
(10%)
1,5
(15%)
5 PUHH. Mol và tính toán hóa học
Vận dụng kiên thức viết PTPU
Tính được về khối lượng.
Tính được thể tích theo khối lượng
0,5
(5%)
4
10,0
(100%)
Số câu hỏi
1 câu
Số điểm
câu 5
0,5
(5%)
1,0
(10%)
1,0
(10%)
2,5
(25%)
TS câu
Tổng số điểm
1,0
(10%)
1,5
(15%)
6,5
(65%)
1,0
(10%)
5 câu
10,0
(100%)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_DA_HOA_8_HK1_CO_MA_TRAN.doc