PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: CÔNG NGHỆ 8; Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ: 01 MA TRẬN Các chủ đề Các cấp độ nhận thức Điểm phân bố từng cấp độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Chủ đề 1: Vẽ kĩ thuật (20%) 1- Biết được các khối hình học và các bản vẽ kĩ thuật / / / 2 điểm C1.1 Chủ đề 2: Cơ khí (80%) 2- Biết được ứng dụng của việc cắt kim loại bằng cưa tay 3- Biết được thế nào là truyền động ma sát 4- Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động. 5- Tính được tỉ số truyền chuyển động i. 6- Giải thích được nguyên nhân dùng các loại mối ghép 7- Nhận ra đặc điểm của tỉ số truyền i. 8 điểm C2.2 C3.3 C4.5 C5.6a C6.4 C7.6b Tổng số: 3 câu ; 5đ 1 câu ; 2đ 2 câu ; 2đ 1 câu ; 1đ Tỉ lệ kiến thức giữa các cấp độ nhận thức 50 % (5 điểm) 20 % (2 điểm) 20 % (2 điểm) 10 % (1 điểm) 100 % (10 điểm) ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Nêu tên các loại bản vẽ các khối hình học và bản vẽ kĩ thuật. (2.0đ) Câu 2: Thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay? (2.0đ) Câu 3: Thế nào là truyền động ma sát? (1.0đ) Câu 4: Tại sao người ta không hàn quai soong vào soong mà phải tán đinh? (1.0đ) Câu 5: Tại sao cần phải truyền chuyển động? Viết công thức tính tỉ số truyền i và công thức tính số vòng quay của bộ truyền động đai (2.0đ) Câu 6: Đĩa xích của xe đạp có 60 răng, đĩa líp có 20 răng. a) Tính tỉ số truyền i (1.0đ) b) Chi tiết nào quay nhanh hơn, nhanh hơn mấy lần? (1.0đ) Duyệt tổ BM GVBM Lê Ngọc Châu Bùi Ngọc Hiếu HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: CÔNG NGHỆ 8; Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ: 01 Câu số Nội dung trả lời Điểm chấm 1 (2.0đ) * Bản vẽ các khối hình học + Bản vẽ các khối đa diện + Bản vẽ các khối tròn xoay * Bản vẽ kĩ thuật + Bản vẽ chi tiết + Bản vẽ lắp + Bản vẽ nhà 1.0 1.0 2 (2.0đ) - Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu - Cắt kim loại bằng cưa tay nhằm cắt kim loại từng phần, cắt bỏ phần thừa hoặc cắt rãnh 1.0 1.0 3 (1.0đ) - Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa các mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn 1.0 4 (1.0đ) - Vì nhôm khó hàn và mối ghép đinh tán sẽ đảm bảo chịu được lực lớn, mối ghép đơn giản, khi hỏng dễ thay 1.0 5 (2.0đ) * Cần truyền chuyển động vì: - Các bộ phận máy thường đặt xa nhau. - Khi làm việc chúng cần có tốc độ quay khác nhau. * Công thức tính tỉ số truyền i và tốc độ quay: i = = = Trong đó: n: tốc đô quay. D: đường kính bánh đai Z : số bánh răng 1.0 1.0 6 (2.0đ) - Tỉ số truyền i: i = - Ta có i = = 3 à n2 = 3. n1. Vậy đĩa líp quay nhanh hơn 3 lần. 1.0 1.0 Tổng cộng: 10.0 Duyệt tổ BM GVBM Lê Ngọc Châu Bùi Ngọc Hiếu
Tài liệu đính kèm: