Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017

docx 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017
Đề kiểm tra học kì 2 năm học 2016 – 2017 
Thời gian làm bài 30 phút
Biết:
1. Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra hiện tượng sắt bị ăn mòn điện hoá?
 A. Tôn (sắt tráng kẽm). B. Sắt nguyên chất. 
 C. Sắt tây (sắt tráng thiếc). D. Hợp kim gồm Al và Fe.
2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là :
	A. ns1 B. ns2 C. ns2np1 D. (n–1)dxnsy 
3. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là:
A. Loại bỏ ion HCO3− trong nước	B. Loại bỏ ion SO42− trong nước
C. Khử ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước	D. Loại bỏ ion Ca2+ và ion Mg2+ trong nước.
4. Nhôm thể hiện tính chất nào sau đây
	1. Là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, nhiệt độ nóng chảy ở 660oC
	2. Dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
	3. Là kim loại nhẹ, không màu, không tan trong nước
	A. 1, 2.	B. 2, 3.	C. 1, 3.	D. 1, 2, 3.
5. Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
 A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép .
 B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
 C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép.
 D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
6. Cho các câu sau đây :
	a. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt. 
 b. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit baz.
	c. Crom có tính chất hoá học giống nhôm.
	d. Crom có những hợp chất giống những hợp chất của lưu huỳnh.
	e. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất.
	f. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3 nóng chảy.
	g. kim loại crom có thể rạch được thuỷ tinh.
	h. kim loại crom có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
	Phương án gồm các câu đúng là :
	A. a, b, c.	B. a, c, d.	C. a, c, d, g, h .	D. a, c, d, g.
Hiểu
7. Vai trò của Fe3+ trong phản ứng Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 là:
 A. chất khử. B. chất bị oxi hoá. B. chất bị khử. D. chất trao đổi.
8. Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot ( cực âm) ?
	A. Mg → Mg2+ + 2e. B. Mg2+ + 2e → Mg 
 C. 2Cl– → Cl2 + 2e.	 D. Cl2 + 2e → 2Cl–
9. Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây
	1. Al 	2. Al2O3 	3. Fe3O4 4. FeO	 	5. Fe2O3 	6. Fe
	A. 2, 3, 4 .	 B. 1, 2, 6.	 C. 2, 3, 6 .	 D. 1, 2, 3
10. Trong quá trình sản xuất Al từ quặng boxit, người ta hòa tan Al2O3 trong criolit nóng chảy nhằm:
	(1) tiết kiệm năng lượng
	(2) giúp loại các tạp chất thường lẫn trong quặng boxit là Fe2O3 và SiO2
	(3) giảm bớt sự tiêu hao cực dương ( cacbon) do bị oxi sinh ra oxi hóa
	(4) tạo hỗn hợp có tác dụng bảo vệ Al nóng chảy không bị oxi hóa trong không khí
	(5) tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn Al2O3 nóng chảy. 
	 Các ý đúng là:
	A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (4), (5). D. (2), (3), (4), (5). 
11. Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với axít HNO3 cho ra chất khí.
	 A. Chỉ có FeO. B. Chỉ có Fe2O3. C. Chỉ có Fe3O4. D. FeO và Fe3O4 
12. Cho các phản ứng sau : 
	 Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
	 AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
 Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là:
	A. Ag+, Fe2+, Fe3+ B. Fe2+, Fe3+, Ag+ C. Fe2+, Ag+, Fe3+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+ 
.13. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là:
	A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.	 B. NaClO3, Na2CrO4, H2O.
	C. NaCrO2 , NaCl, NaClO, H2O . D. Na2CrO4, NaCl, H2O .
14. Chọn phát biểu đúng: 
	A. Trong môi trường axit, ion Cr3+ có tính khử mạnh .
	B. Trong môi trường kiềm, ion Cr3+ có tính oxi hóa mạnh .
C. Trong dung dịch ion Cr3+ có tính lưỡng tính .
	D. Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Vận dụng thấp:
15. Cho 1 bản kẽm ( lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong dung dịch là:( cho Cu=64, Zn=65, N=14, O=16).
 A. < 0,01 g.	B. 1,88 g. C. ~ 0,29 g. D. 1,68 g.
16. Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là
A. Na.	B. K.	C. Li.	D. Rb.
17. Cho 2,82 gam hỗn hợp Mg, Al, phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 3,136 lít H2 (đkc). % khối lượng của Mg và Al lần lượt là
 A. 42,55 ; 57,45 .	 B. 25,45 ; 74,55	C. 44,5 ; 55,5	D. 24,55 ; 75,45
18. Cho 18,6 gam một hỗn hợp gồm kẽm và sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là 6,72 lít . % Fe trong hỗn hợp ban đầu là?
 A. 63,77% B. 36,23% C. 69,89% . D. 30,11%.
Vận dụng cao
19. Cho V lít CO2 vào 300 gam dung dịch KOH 9,52% thu được hỗn hợp muối trong đó có 13,8 gam muối K2CO3. Xác định giá trị của V? 
 A. 9,184 lít B. 22,4 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít
20. Cho 4,48 lít CO2 đkc vào 40 lít dung dịch Ca(OH)2 ta thu được 12 g kết tủa . Vậy nồng độ M của dung dịch Ca(OH)2 là :
 A. 0,004	 B. 0,002	 C. 0,006	 D. 0,008
21. Cho a mol CO2 hấp thụ vào dd chứa 0,2mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 thu được 23,64g kết tủa. a là
 A. 0,12 B. 0,38 hoặc 0,25	 C. 0,36.	 D. 0,12 hoặc 0,38
22. Cho từ từ dung dịch 0,65 lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7g AlCl3 cho đến khi dừng phản ứng thì thu được m gam kết tủa. Biết phản ứng vừa đủ . Xác định m ?
 A. 11,7 g B. 15,6 g C. 50,7g D. 16,9 g
23. Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là 
A. FeO; 75%. B. Fe3O4; 75%. C. Fe2O3; 75% D. Fe2O3; 65%.
24. Nung hỗn hợp gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là
	A. 8,1	B. 5,4	C. 3,36	D. 10,08
KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 
PHẦN TỰ LUẬN 20 phút
Câu 1: ( 1 điểm) 
	a. Viết cấu hình electron nguyên tử của 2452Cr
	b. Crom có các số oxi hóa gì phổ biến
Câu 2: ( 1điểm) Viết phương trình hóa học chứng tỏ:
	a. Nhôm có tinh khử. ( 1 phản ứng )
	b. Al2O2 có tình lưỡng tính ( 2 phản ứng )
	c. Fe2O3 có tính oxi hóa. ( 1 phản ứng )
Câu 3: ( 1 điểm) Cho từ từ dung dịch KMnO4 vào hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4 thấy hiện tượng gì xảy ra. Viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 4: ( 1 điểm) Cho 59,76 gam KI tác dụng hết với dung dịch K2Cr2O7 trong axit sunfuric thì thu được một đơn chất gì và có số mol là bao nhiêu ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2016_2017.docx