ĐỀ SỐ 14 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9. Thời gian: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm. ( 3 điểm) (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. “Sách là kho tàng quý bàu cất giữ những tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết các thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu”. (Trích Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? A. Bàn về đọc sách B. Tiếng nói của văn nghệ C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới D. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Đáp án: A Câu 2: Ai là tác giả của đoạn trích trên ? A. Nguyễn Đình Thi B. Vũ Khoan C. Chu Quang Tiềm D. Nguyễn Quang Sáng Đáp án: C Câu 3: Chu Quang Tiềm là nhà mỹ học và lí luận văn học nổi tiếng của: A. Việt Nam B Trung Quốc C. Hàn Quốc D. Nhật Bản Đáp án: B Câu 4: Văn bản chứa đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào ? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Hành chính. Đáp án: C Câu 5: Kiểu văn bản đó quy định cách trình bày ý kiến của tác giả theo hình thức nào ? A. Hệ thống luận điểm B. Bố cục theo từng phần (mở bải, thân bài, kết bài) C. Hệ thống sự việc D. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án: A Câu 6: Theo tác giả: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ những tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” có nghĩa là: A. Tủ sách của nhân loại đồ sộ có giá trị. B. Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ. C. Cả A, B đều đúng. D. Cả A, B đều sai. Đáp án: C Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1.(1điểm) Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go viết về chủ đề gì? Em hãy kể tên một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9, tập 2 cũng viết về chủ đề ấy và nêu rõ về tác giả? Câu 2. (1điểm) Câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.” (Mây và sóng – Ta go). Câu thơ trên được hiểu như thế nào? Chép theo trí nhớ hai câu thơ mà em đã học nói về tình mẫu tử trong bài thơ của Chế Lan Viên. Câu 3: (1,5điểm) Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, em thấy bài thơ Mây và sóng còn gợi lên điều gì sâu xa hơn? Câu 4 (3,5 điểm) Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Mây và sóng là một bài thơ hay ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, cao cả. Em hãy lấy câu văn trên làm chủ đề để viết đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân - hợp từ 12 đến 15 câu (trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và câu hỏi tu từ, gạch chân thành phần tình thái và câu hỏi tu từ). ---------------------------------- ĐÁP ÁN Phần I. Trắc nghiệm. ( 3 điểm) (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C B C A C Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (1điểm) Bài thơ Mây và sóng của Ta go viết về chủ đề: tình mẫu tử 0,5 đ Tác phẩm có cùng chủ đề: Con cò 0,25 đ Tác giả: Chế Lan Viên 0,25 đ Câu 2: (1điểm) Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, vĩnh hằng, bất diệt, ai cũng biết nhưng chẳng thể biết hết được 0,5 đ Hai câu thơ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con 0,5 đ Câu 3 (1,5điểm) Trong cuộc đời, ta có thể bắt gặp nhiều cám dỗ. Muốn từ chối những cám dỗ ấy, cần có những điểm tựa vững chắc. Một trong những điểm tựa vững chắc ấy chính là tình mẫu tử. 0,75 đ Con người có thể mơ tưởng đến những chân trời đẹp đẽ xa xôi, nhưng hạnh phúc bao giờ cũng gắn với bàn tay lao động của con người. 0,5 đ Giữa tình yêu và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ 0,25đ Câu 4: (3,5 điểm) * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng cấu trúc đoạn văn tổng - phân - hợp Sử dụng câu hỏi tu từ có gạch chân Sử dụng câu chứa thành phần tình thái có gạch chân à Lưu ý có chú thích chỉ rõ các trường hợp sử dụng. 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ * Yêu cầu về nội dung: - Thân đoạn cần đảm bảo các ý sau: + Lời mời gọi của Mây và sóng + Lời từ chối của em bé + Tình mẫu tử được đặt ngang tầm với vũ trụ qua việc sang tạo trò chơi của em bé (có mây, có trăng và có cả mẹ) + Nghệ thuật: hình ảnh tượng trưng, hình thức ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Lưu ý: đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn, trừ 0,5 điểm Ý nghĩa của tình mẫu tử đối với mỗi con người 0,25đ Liên hệ mở rộng 0,25đ Liên hệ bản thân, bài học rút ra 0,25đ
Tài liệu đính kèm: