Đề kiểm tra học kì II năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6

doc 3 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 960Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II năm học: 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
NĂM HỌC: 2014-2015
Môn: Ngữ Văn 6 
Thời gian : 90 phút
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khá năng vận dụng theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng ở ba phần Văn – Tiếng việt – Tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra.
2. Kĩ năng
- Năng lực vận dụng các kỹ năng của môn Ngữ văn:Văn bản,Tiếng việt,Tập làm văn nói chung để làm được bài .
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác khi làm bài
II. HÌNH THỨC :
 - Hình thức: Tự luận .
 - Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN :
 - Liệt kê tất cả các đơn vị bài học của môn Ngữ văn:Văn bản,Tiếng việt,Tập làm văn.
 - Xây dựng khung ma trận :
 Mức độ 
 tư duy
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
I.Đọc văn:
- Truyện kí hiện đại
- Thơ hiện đại
Câu 1. Kể tên các truyện
Câu 2.Chép thuộc lòng 2 khổ thơ cuối
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:2
Số điểm:2
Tỉ lệ:20%
II. Tiếng Việt:
- Biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa.
- Viết đơn 
Câu 4. Xác định được nội dung không thể thiếu trong đơn
Câu 3. Chỉ ra các phép tu từ
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:2
Số điểm:4 
Tỉ lệ:30% 
III. Tập làm văn
- Miêu tả: tả cảnh
Câu 5. tả cảnh đẹp ở địa phương em
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu:1
Số điểm: 5 
Tỉ lệ:50 % 
Số câu:1
Số điểm:4 
Tỉ lệ:50% 
Tổng số :
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: % 
Số câu: 3
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu : 5
Số điiểm :10
Tỉ lệ : 100%
IV/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Môn: Ngữ Văn 6 
Thời gian : 90 phút
Câu 1. (1 điểm)
 Kể tên các truyện – kí hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn 6 học kì II.
Câu 2. (1 điểm)
	Chép thuộc lòng 2 khổ thơ cuối trong bài thơ "Lượm" của Tố Hữu.
Câu 3. (2 điểm)
	Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạnh văn sau :
	 " Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt...".
	(Vượt thác- Võ Quảng)
Câu 4.(1 điểm)
 Những nội dung nào không thể thiếu trong đơn ?
Câu 5. (5 điểm)
	Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em ?
..........Hết.........
V /HƯỚNG DẪN CHÂM VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. 
* Các truyện kí đã học : Bài học đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau ;Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác; Cô Tô ; Cây tre Việt Nam; Lao xao.
- Học sinh kể đúng từ 5-7 truyện kí được 1 điểm.
- Học sinh kể đúng từ 3-4 truyện kí được 0,5 điểm.
- Học sinh kể đúng từ 1- 2 truyện kí được 0,25 điểm.
Câu 2.
- Chép đúng 2 khổ thơ không sai chính tả và dấu câu được 1 điểm.
- Chép đúng 2 khổ thơ nhưng sai chính tả được 0,5 điểm.
- Chép 1 khổ thơ nhưng sai chính tả được 0,25 điểm.
Câu 3. Xác định đúng một biện pháp tu từ được 1 điểm.
Biện pháp nhân hóa: "Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước" .
Biện pháp so sánh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chiếm ngang trước mặt...".
Câu 4. Những nội dung không thể thiếu trong đơn là :
Đơn gửi ai ?
Ai gửi đơn ?
Gửi để đề đạt nguyện vọng gì ?
Câu 5.
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết bài:
- Đủ ba phần: Mở bài- Thân bài – Kết bài.
- Xác định phương pháp văn miêu tả.
- Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp, hạn chế các lỗi diễn đạt, chính tả, chữ rõ, bài sạch.
* Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở địa phương mà em định tả : cảnh gì ? Ở đâu ? Em đến vào dịp nào ? Và nêu ấn tượng chung về cảnh đẹp ấy. (0,5 điểm)
Thân bài: 
a)Tả bao quát : Màu sắc chung của toàn cảnh ? Rộng, hẹp như thế nào ? (1 điểm)
b) Tả chi tiết :
- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị, (2 điểm)
- Sinh hoạt của con người trong cảnh (1 điểm)
Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó (yêu mến, giữ gìn,) (0,5 điểm)
* Biểu điểm:
	-Viết mạch lạc, rõ ràng đủ bố cục, bài văn có cảm xúc. (5 điểm )
	-Viết rõ ràng, đủ bố cục nhưng chưa có cảm xúc. ( 4 điểm )
	-Viết không đủ bố cục, chưa rõ ràng. (1- 3 điểm )
Lưu ý: Trên đây chỉ là những định hướng, khi chấm giáo viên cần trân trọng những bài học sinh diễn đạt chưa trọn ý nhưng có cảm xúc và bài làm sáng tạo của học sinh.
VI. Củng cố và dặn dò
- Giáo viên thu bài, học sinh nộp bài
- Giáo viên nhận xét giờ làm bài
- Nhắc nhở học sinh về học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HOC KI 2 NGU VAN 6 năm 2014 2015 bình.doc