PHÒNG GD & ĐT KBANG TR¦ƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 MÔN : LỊCH SỬ7 Thời gian : 45 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá khả năng học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kip thời - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Kiến thức. - Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) . - Những hoạt động của phong trào Tây Sơn. -Nêu và đánh giá những thành tựu văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX. 2. Kĩ năng - Học sinh có kĩ năng trình bày bài viết, lựa chọn kiến thức để trình bày, đánh giá cacsự kiện lịch sử. 3. Thái độ. -Kiểm tra, đánh giá thái độ học tập của học sinh II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao Chủ đề 1 : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427). . Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 3 30% 1 3 30% Chủđề2:Phong trào Tây Sơn Tóm tắt những hoạt động của phong trào Tây sơn từ 1771-1789 Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: 1 3 30% 1 3 30% Chủ đề 3: Sự phát triển củavăn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII-nửa đầu thế kỉ XIX. Trình bày những thành tựu về văn học- nghệ thuật nước ta từ cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX Rút ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật nước ta ở.cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX.so với các thế kỉ trước đó Số câu: Số điểm: Tỉ lê: 1/2 3 30% 1/2 1 10% 1 4 40% Tổng số câu: Tổng sốđiểm: Tỉ lệ: 1/2 3 30% 1 3 30% 1 3 30% 1/2 1 10% 3 10 100% IV/ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN PHÒNG GD & ĐT KBANG TR¦ƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2013-2014 MÔN : Lịch Sử7 Thời gian : 45 phút HỌ VÀ TÊNLỚP7 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN Đề bài : Câu1Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427).?(3điểm ) Câu2:Tóm tắt những hoạt động của phong trào Tây sơn từ 1771-1789?(3điểm ) Câu 3: (4điểm ) Trình bày những thành tựu về văn học- nghệ thuật nước ta từ cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX? Nét đặc sắc về nghệ thuật nước ta ở.cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX.so với các thế kỉ trước đó? BÀI LÀM. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ7- THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014 Câu Đáp án Biểu điểm :Câu1Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) *Nguyên nhân thắng lợi: - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn,ý chí bất khuất,quyết tâm giành lại độc lập dân tộc tự do cho đất nước. -Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ,gái trai,các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc,hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa,gia nhập lực lượng vũ trang,tự vũ trang đánh giặc ,ủng hộ tiếp tế cho nghĩa quân. - Nhờ đường lối chiến lược,chiến thuật đúng đắn,sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là NguyễnTrãi,Lê Lợi. *Ý nghĩa lịch sử: - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. -Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc-thời Lê Sơ. 2đ 1đ Câu2:Tóm tắt những hoạt động của phong trào Tây sơn từ 1771-1789? - -Mùa xuân năm 1771,ba anh em nhà Tây Sơn lập căn cứ,dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo . -Mùa thu 1773, kiểm soát được phủ Quy Nhơn mở rộng địa bàn hoạt động từ Quãng Nam đến bắc Bình Thuận. -Năm 1777,lật đổ chính quyền họ Nguyễn . -1785,,đánh bại quân xâm lược Xiêm. -1786-1788,lật đổ chính quyền họ Trịnh. -1789,đánh bại 29 vạnquân xâm lược Thanh. 3đ Câu 3: Trình bày những thành tựu về văn học- nghệ thuật nước ta từ cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX? Nét đặc sắc về nghệ thuật nước ta ở.cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX.so với các thế kỉ trước đó? - Những thành tựu về văn học- nghệ thuật nước ta từ cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX. *Văn học -Văn học dân gian phát triển rưc rỡ với nhiều hình thức phong phú: Tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm -Văn học viết bằng chữ Nôm đạt đến đỉnh cao. -Các tác phẩm và tác giả tieu biểu:Truyện Nôm:Truyện Kiều của Nguyễn Du,Chinh Phụ Ngâm khúc,Cung oán Ngâm Khúc, thơ Hồ Xuân Hương,Bà Huyện Thanh Quan,CaoBá Quát,Trương Hán Siêu. → Phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời, những thay đổi trong tâm tư tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam. *Nghệ thuật: -Văn nghệ dân gian phát triể phong phú với nhiều hình thức:sân khấu chèo,Tuồng,các làn điệu dân ca Quan họ,hát Xoan,hát Khắp... -Tranh dân gian mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và truyên thống yêu nước đặc biệt là tranh Đông Hồ(Bắc Ninh). *Nét đặc sắc về nghệ thuật nước ta ở.cuối thế kỉXVIII-nửa đầu thế kỉ XIX.so với các thế kỉ trước đó Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển với nhiều làn điệu dân ca khắp ba miền; nghệ thuật tranh dân gian-tranh Đông Hồ; nghệ thuật kiến trúc,điêu khắc đạt trình độ cao, điêu luyện chứng tỏ tài năng sáng tạo tuyệt vời của người nghệ sĩ dân gian. Thể hiện những con người VN rất hiện thực và gợi cảm, xứng đáng là những kiệt tác bậc thầy 3 đ 1đ Duyệt của tổ trưởng Kbang,ngày 17/04/2014. Phạm Thị Thanh Bình Tạ Thị Nhung PHÒNG GD & ĐT KBANG TR¦ƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : ĐỊA LÍ 9 Thời gian : 45 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá khả năng học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kip thời - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Kiến thức. - Hiểu và giải thích được đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long . - Hiểu được thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển . 2. Kĩ năng - Học sinh có kĩ năng trình bày bài viết, lựa chọn kiến thức để trình bày, vận dụng kiến thức để phân tích, vẽ biểu đồ . 3. Thái độ. -Kiểm tra, đánh giá thái độ học tập của học sinh II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Chủ đề (nội dung,chương...) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long . Trình bày được thuận lợi và khó khăn đối với phát triển kinh tế vùng của đồng bằng sông Cửu Long . Số câu : 1 Số điểm : 3 Tỉ lệ 30 % Số câu : 1 Số điểm : 3 Tỉ lệ 30 % Số câu : 1 Số điểm : 3 Tỉ lệ 30 % 2. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên -môi trường biển -đảo Thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển . Ý nghĩa của việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Số câu : 2 Số điểm : 5 Tỉ lệ 50 % Số câu : 1 Số điểm : 3 Tỉ lệ 30 % Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ 20 % Số câu : 2 Số điểm : 5 Tỉ lệ 50 % 3. Địa lí địa phương Vẽ biểu đồ Từ biểu đồ rút ra nhận xét . Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ 20 % Số câu : 1/2 Số điểm :1,5 Tỉ lệ :15% Số câu :1/2 Số điểm 0,5 Tỉ lệ : 5% Số câu : 1 Số điểm : 2 Tỉ lệ: 20 % Tổng số câu :4 Tổng số điểm 10 Tỉ lệ 100 % Số câu : 1 Số điểm : 3 Tỉ lệ 30 % Số câu :1 Số điểm : 3 Tỉ lệ : 30 % Số câu :1+1/2 Số điểm : 3,5 Tỉ lệ : 35 % Số câu :1/2 Số điểm 0,5 Tỉ lệ :5 % Tổng số câu :4 Tổng số điểm 10 Tỉ lệ :100 % PHÒNG GD & ĐT KBANG TR¦ƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II -NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : ĐỊA LÍ 9 Thời gian : 45 phút HỌ VÀ TÊNLỚP 9 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ BÀI Câu 1 : Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế ? ( 3 đ ) Câu 2: Điều kiện tự nhiên nước ta có những thuận lợi gì để phát triển tổng hợp kinh tế biển ? ( 3 đ ) Câu 3 :Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa lớn?( 2 đ ) Câu 4 :Dựa vào bảng số liệu sau : ( 2 đ ) Cơ cấu GDP phân theo các ngành kinh tế ở Gia Lai năm 2009 và 2014 (Đơn vị : % ) Các ngành kinh tế 2009 2014 Nông -lâm -thủy sản 38,6 18.1 Công nghiệp -xây dựng 35,3 38.5 Dịch vụ 26,1 43.4 a.Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của các ngành kinh tế ở Gia Lai năm 2009và 2014 . b.Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét sự chuyển dịch trên . BÀI LÀM ĐÁP ÁN,BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 9-HỌC KÌ IINĂM HỌC 2014-2015 Câu Đáp án Biểu điểm Câu1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế ? * Thuận lợi : - Địa hình: Đồng bằng rộng, thấp, bằng phẳng . - Khí hậu : Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm,lượng mưa dồi dào ) - Sông ngòi : Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt .Vùng nước mặn ,nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn - Đất, rừng :Diện tích gần 4 triệu ha .Đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn ,đất mặn 2,5 triệu ha .Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn - Biển và hải đảo : Nguồn cá , tôm và hải sản quý phong phú .Biển ấm quanh năm ,ngư trường rộng lớn, nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác thủy sản - Sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, đa dạng . - Khoáng sản : Đá vôi, than bùn,dầu mỏ * Khó khăn : - Diện tích đất nhiễm phèn , nhiễm mặn lớn .( 0,25đ ) - Thường xuyên bị lũ lụt trong mùa mưa .( 0,25đ ) - Mùa khô thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nguy cơ xâm nhập mặn cao, cháy rừng ...( 0,25đ 3đ 2,25 đ 0,75 đ Câu 2 : Điều kiện tự nhiên nước ta có những thuận lợi gì để phát triển tổng hợp kinh tế biển ? - Vùng biển rộng với nguồn hải sản phong phú, có giá trị kinh tế và xuất khẩu . Bờ biển dài, nhiều vũng,vịnh, đầm phá Þ Phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản - Biển là nguồn muối vô tận, nghề muối có từ lâu đời, dầu mỏ, khí đốt ở thềm lục địa, dọc bờ biển có nhiều bãi cát trắng Þ Khai thác và chế biến khoáng sản - Dọc bờ biển từ Bắc vào Nam có nhiều bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt Þ Phát triển du lịch biển đảo - Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng, có nhiều vũng,vịnh, cửa sông để xây dựng hải cảng Þ Phát triển giao thông vận tải 3 đ 1đ 1đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 3: Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa lớn -Các đảovà quần là một bộ phận của lãnh thổ nước ta không thể chia cắt. -Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. -Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kì mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. 2đ 0,5 đ 0,5 đ 1đ Câu4:(2đ) Vẽ biểu đồ : - Vẽ 2 biểu đồ hình tròn , chính xác ,có chú thích ,tên biểu đồ , đẹp . Nhận xét : - Tỉ trọng ngành nông -lâm -thủy sản từ năm 2009đến 2014 giảm - Tỉ trọng ngành công nghiệp -xây dựng từ năm 2009đến 2014 tăng 25,3 % ) - Tỉ trọng ngành dịch vụ từ năm 2009 đến 2014 tăng 26,1 % ) 1,5 đ 0,5đ Duyệt của tổ trưởng Kbang,ngày 11/04/2015. Phạm Thị Thanh Bình Tạ Thị Nhung PHÒNG GD & ĐT KBANG TR¦ƯỜNG THCS LÊ QUÝĐÔN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC2014-2015 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Thời gian : 45 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá khả năng học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kip thời - Thực yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1. Kiến thức. - Hệ thống lại toàn bộ các kiến thức đã học từ đầu học kì II . -Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên Việt Nam: đặc điểm khí hậu, các thành phần tự nhiên, các miền địa lí tự nhiên. 2. Kĩ năng - Học sinh có kĩ năng trình bày bài viết, lựa chọn kiến thức để trình bày, vận dụng kiến thức để phân tích, vẽ biểu đồ . 3. Thái độ. -Kiểm tra, đánh giá thái độ học tập của học sinh II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Mức độ thấp Mức độ cao Chủ đề 1;Đặc điểm khí hậu Việt Nam Chứng minh được khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm . Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại . Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lê:30% 1/2 2 20% 1/2 1 10% 1 3 30% Chủ đề 2: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Trình bày những đặc điểm nổi bật của sông ngòi nước ta - Vì sao sông ngòi của nước ta lại ngắn và dốc Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lê:30% 1/2 2 20% 1/2 1 10% 1 3 30% Chủ đề 3 : Đặc điểm đất Việt Nam Vẽ biểu thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lê:20% 1 2 20% 1 2 20% Chủ đề 3: Đặc điểm sinh vật Việt Nam Biện pháp và ý nghĩa của việc trồng rừng của nước ta hiện nay Số câu:1 Số điểm:2 Tỉ lê:20% 1 2 20% 1 2 20% Tổng -Số câu -Số điểm -Tỉ lệ 1 4 40% 1 2 20% 1 2 20% 1 2 20% 4 10 100% IV/Đề kiểm tra PHÒNG GD & ĐT KBANG TR¦ƯỜNG THCS LÊ QUÝĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN : ĐỊA LÍ 8 Thời gian : 45 phút HỌ VÀ TÊNLỚP 8 ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN ĐỀ BÀI : Câu 1 :(3đ) Hãy chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ? những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại là gì? Câu 2:(3đ) Những đặc điểm nổi bật của sông ngòi nước ta ? Vì sao sông ngòi của nước ta phần lớn ngắn và dốc ? Câu 3:(2đ) Biện pháp và ý nghĩa của việc trồng rừng của nước ta hiện nay ? Câu 4: (2đ) Dựa vào bảng số liệu sau đây, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta ( đơn vị % ). Rút ra nhận xét ? Các nhóm đất Tỉ lệ % diện tích đất tự nhiên Đất feralit đồi núi thấp 65 Đất mùn núi cao 11 Đất phù sa 24 BÀI LÀM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM MÔN ĐỊA LÍ 8-HỌC KÌ IINĂM HỌC 2014-2015 Câu Đáp án Biểu điểm Câu1 Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm * Tính chất nhiệt đới ẩm (1,5d) - Quanh năm nhận được một lượng nhiệt dồi dào . + Số giờ nắng trong năm cao ( 1400 – 3000 giờ ), 1 m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kilô calo . - Nhiệt độ trung bình năm cao hơn 210C và tăng dần từ Bắc vào Nam . * Tính chất gió mùa ẩm (1,5d) - Một năm có 2 mùa gió: + Mùa gió Đông Bắc : lạnh khô . + Mùa gió Tây Nam : nóng ẩm . - Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500-2000 mm. - Độ ẩm không khí trên 80% Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại -Thuận lợi: + Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm + Sản xuất phát triển (chuyên canh, đa canh) - Khó khăn: + Sâu bệnh phát triển . + Thiên tai xảy ra thường xuyên ( bão, lũ, hạn hán, sương muối ) 3đ 1đ 1đ 1đ Câu 2 : *Những đặc điểm nổi bật của sông ngòi nước ta ?Vì sao sông ngòi của nước ta phần lớn ngắn và dốc ? -Đặc điểm: Nước ta có mạng lưới sông dày đặc , phân bố rộng khắp trên cả nước . + Nước ta có nhiều sông suối tới 2360 con sông, phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc (chiếm 93%) -Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung. + Hướng Tây Bắc - Đông Nam : Sông Đà, Sông Hồng, Sông Mã, Sông Cả, Sông Tiền, Sông Hậu . + Hướng vòng cung: Sông Lô, Sông Gâm, Sông Cầu . -Sông ngòi có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. - Sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn: bình quân có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan / m3, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn / năm. -Sông ngòi nước ta phần lớn ngắn và dốc : +Do địa hình nước ta nhỏ hẹp về chiều ngang : +3/4 diện tích đất liền là đồi núi, có nhiều dãy núi nằm ngang lan ra sát biển, chia cắt đồng bằng thành nhiều khu vực nhỏ. (3đ) 2đ 1đ Câu 3: *Biện pháp và ý nghĩa của việc trồng rừng của nước ta hiện nay -Biện pháp: +Đối với rừng phòng hộ:có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc. +Đối vơi rừng đặc dụng:bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. +Đối với rừng sản xuất:phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng rừng -Ý ghĩa +Về kinh tế:cung cấp gổ, dược phẩm phát triển du lịch sinh thái.. +Về xã hội;góp phần ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người, tạo tập quán sản xuất định canh định cư, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân. +Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí hậu. 2 đ 1đ 1đ Câu 4: Vẽ biểu đồ : - Vẽ 2 biểu đồ hình tròn , chính xác ,có chú thích ,tên biểu đồ , đẹp . Nhận xét : - 1,5 đ 0,5đ Duyệt của tổ trưởng Kbang,ngày 11/04/2015. Phạm Thị Thanh Bình Tạ Thị Nhung
Tài liệu đính kèm: