PHÒNG GD- ĐT PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ TÀI Họ và tên: Lớp: 9 ĐỀ KIỂM TRA HKII – NH 2010-2011 Ngày thi: Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90’ Chữ kí GT 1 Chữ kí GT 1 Số mật mã Điểm bằng số Điểm bằng chữ GK kí Số mật mã I. Ma trận: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TN TN TL TN TL Cụm văn bản trữ tình Phương thức biểu đạt (Nói với con) 12 Đề tài chung của cụm, đề tài (Mây và sóng), hình ảnh thơ. 1,2,3,8 Hoàn cảnh ra đời “Viếng lăng Bác” 13 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 4 1 10% 1 1,0 10% 6 2,25 22,5% Cụm văn bản tự sự Số lượng truyện hiện đại Việt Nam. 5 Nghệ thuật (dạng thức, ngôi kể, hình ảnh) 4,6,7 Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” 14 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 3 0,75 7,5% 1 6,0 60% 5 7,0 70% Tiếng Việt (Câu) Thành phần phụ trạng ngữ 11 Mục đích nói, quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép 9,10 Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,25 2,5% 2 0,5 5% 3 0,75 7,5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 3 0,75 7,5% 9 2,25 22,5% 1 1 10% 1 6 60% 14 10 100% II. Đề kiểm tra: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: ( 3.0 điểm). 1. Ấn tượng đậm nét về cảnh quang bên lăng Bác trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” là hình ảnh nào ? A. Sương sớm B. Hàng tre C. Mặt trời D. Dòng người 2.Ngoài ý nghĩa tình mẹ con, bài thơ “Mây và sóng” còn gợi cho em suy nghĩ điều gì? A. Mẹ là chỗ dựa vững chắc để ta khước từ mọi cám dỗ và quyến rủ. B. Nhắc nhở ta về hạnh phúc do chính con người tạo ra. C. Gợi nhắc về tình yêu và sự sáng tạo tuyệt vời. D. Cả A,B,C. 3.Nội dung chính của các bài thơ giai đoạn (1945-1975) trong chương trình Ngữ Văn 9 là gì? A. Tình yêu đôi lứa. B. Tái hiện hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này. C. Tình yêu nhân dân, đất nước, tình đồng chí, đồng đội, tình cảm gia đình sâu nặng. D. Cả B,C. 4. Truyện hiện đại lớp 9 chủ yếu được viết dưới dạng nào? A. Truyện ngắn B.Truyện vừa C. Truyện ngắn và tiểu thuyết D.Truyện dài và tiểu thuyết. 5. Trong chương trình lớp 9 em đã học được bao nhiêu truyện Việt Nam hiện đại? A. Bốn B. Năm C. Sáu D. Bảy. 6.Văn bản “Chiếc lược ngà” được kể theo lời của nhân vật nào? A. Ông Sáu B.Bé Thu C.Người bạn của ông Sáu D.Tác giả. 7. Hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện “Bến quê”là hình ảnh biểu tượng cho điều gì? A. Vẻ đẹp gần gũi, bình dị, của quê hương, xứ sở. B. Vẻ đẹp tiêu sơ, hoang dã C. Vẻ giàu có,hấp dẫn D.Vẻ suy tàn, kiệt quệ. 8. Mùa thu trong bài thơ “Sang thu “ của Hữu Thỉnh báo hiệu bằng hiện tượng gì ? A. Mùi hương ổi B.Hơi gió se C. Sương chùng chình D. Đám mây mùa hạ 9.Câu nghi vấn sau dùng với mục đích nói nào? Những là oan khổ lưu li Chờ cho hết kiếp còn gì là thân? (Nguyễn Du) A. Hỏi B.Cảm thán C. Khẳng định 10.Câu “ Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.” Các vế câu có quan hệ ý nghĩa gì? A. Quan hệ bổ sung B.Quan hệ nguyên nhân C. Quan hệ mục đích D.Quan hệ điều kiện- giả thiết. 11. Xác định trạng ngữ trong câu sau: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều. A.Hình anh B.Rất đẹp C.Lúc nắng chiều. 12.Bài thơ “Nói với con”- Y Phương được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự B.Miêu tả C.Biểu cảm D.Nghị luận PHẦN II - TỰ LUẬN:(7.0 điểm): 1.(1.0 điểm):Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ra đời trong hoàn cảnh nào? 2.(6.0 điểm): Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKII - MÔN NGỮ VĂN 9 –NĂM HỌC:2010-2011 A.Trắc nghiệm:(3.0điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D D A B C A A B B C C B.Tự luận: (7điểm) (1.0 điểm) Học sinh nêu được các ý sau: -Viễn Phương sáng tác bài thơ năm 1976 – Khi công trình lăng Hồ Chủ Tịch được hoàn thành.(0,75 điểm) -Trích trong tập “Như mây mùa xuân”.(0,25 điểm) (6.0 điểm) a.Yêu cầu chung: -Nắm được cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). -Nắm được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Phương Định – đại diện cho lớp trẻ ở tuyến đương Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. -Bố cục bài viết ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b.Yêu cầu cụ thể: *Mở bài: (0,5 điểm) -Giới thiệu tác giả, tác phẩm. -Giới thiệu chung về nhân vật Phương Định. *Thân bài: Lần lượt phân tích các đặc điểm sau đây của nhân vật: -Tính hồn nhiên, ngây thơ của nhân vật Phương Định thời học sinh. (0,5 điểm) -Tính nhạy cảm, mơ mộng, yêu ca hát từ thuở còn đi học đến khi vào chiến trường.(0,5 điểm) -Nét xinh xắn và hơi điệu được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm. (0,5 điểm) -Chất anh hùng trong công việc thường ngày của cô.(1,0 điểm) -Tinh thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm.(1,0 điểm) *Kết bài: (0,5 điểm) -Khẳng định vẻ đẹp chung về nhân vật. -Liên tưởng, liên hệ, mở rộng, suy nghĩ. (Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi các loại 1,0 điểm) Tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên ghi điểm thích hợp.
Tài liệu đính kèm: