Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn 12 - Cơ Bản

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1413Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn 12 - Cơ Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn 12 - Cơ Bản
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 12 - CƠ BẢN
Thời gian: 150 phút 
A. Mục tiêu kiểm tra
1. Mục tiêu chung:
- Thu thập và nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin về mức độ đạt yêu cầu của học sinh theo mục tiêu kiểm tra học kì II
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh trong việc xử lí các kiến thức về tác phẩm văn học và các vấn đề trong đời sống.
- Rút được các kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT.
2. Cụ thể:
* Về kiến thức: 
- Kiến thức xã hội: về sự lười biếng.
- Kiến thức văn học: 
+ Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Sô-lô-khốp.
+ Một đoạn thơ trong bài “Đất nước”.
+ Nhân vật người đàn bà làng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa”.
* Về kĩ năng: 
- Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội
- Kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, phân tích một đoạn thơ.
B. Hình thức: Tự luận
C. Ma trận đề kiểm tra: 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Vậndụngthấp
Vận dụng cao
Chủ đề 1:
Văn học nước ngoài
Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Sô- lô- khôp.
Số câu
Số điểm %
1
2 điểm
20%
1
2 điểm
20%
Chủ đề 2:
Nghị luận xã hội
Biết bình luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý 
Biết kết hợp bình luận với giải thích, chứng minh, phân tích Biết sử dụng tốt các thao tác lập luận.
Số câu
Số điểm %
1.5 điểm
 15 %
1.5 điểm
 15 %
1
3 điểm
30%
 Chủ đề 3:
Nghị luận văn học
Biết vận dụng kĩ năng nghị luận văn học cụ thể; phân tích một đoạn thơ hoặc phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự
Biết kết hợp các thao tác chứng minh, phân tích, bình giảng
Số câu
Số điểm %
3 điểm
30%
2 điểm
20 %
1
5 điểm 50%
Tổng cộng
2 điểm
 (20%)
4.5 điểm
 (30%)
3.5 điểm
(50%)
3
10 điểm
(100%)
Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương Đề kiểm tra học kì II, năm học 2010-2011
 Trường THPT Tứ Kỳ Môn Ngữ Văn 12- Thời gian 150’
 Câu 1 ( 2 điểm)
 - Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô- lô- khốp.
Câu 2 ( 3 điểm)
- Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “ Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng” ( Lỗ Tấn)
Câu 3 ( 5 điểm) 
 Học sinh chọn một trong hai câu sau ( câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
 “ Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời” 
Câu 3.b: Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
 Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương Đáp án kiểm tra học kì II, năm học 2010-2011
 Trường THPT Tứ Kỳ Môn Ngữ Văn- Thời gian 150’
Đáp án
Điểm
 Câu 1:
( 2 điểm)
- Cuộc đời: M. Sô- lô- khốp là nhà văn Nga lỗi lạc, đã nhận giải thưởng Nô- ben về văn học.
 Ông sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống pháp xít, ông là phóng viên mặt trận.
 1,0
- Sự nghiệp: Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người.
 Tác phẩm của M. Sô- lô- khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh.
 1,0
 Câu 2:
(3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không măc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Giải thích nội dung câu nói: 
 + Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động, luôn ỷ lại, ngại khó ngại khổ
 + Thành công là mục đích, kết quả mà con người phải đổ mồ hôi, công sức,trí tuệ, phải trải qua những gian nan vất vả thậm chí cả thất bại mới có được.
 Lỗ Tấn đã khẳng định: Người lười biếng sẽ không có được thành công ở mọi lĩnh vực.
 0,75
 - Đánh giá và luận bàn về câu nói trên:
 + Lỗ Tấn đã rút ra được một chân lí đúng đắn . 
 0,25
 + Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy chông gai, khó khăn thử thách. Bất cứ sự thành công nào trong học tập, lao động, nghiên cứu sáng tạo đều đòi hỏi con người phải chăm chỉ, cần cù. Lười biếng sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.
 0,75
 + Lười biếng là một trong những thói xấu của con người. Lười biếng dẫn người ta đến bần cùng, đói nghèo, buồn chán và còn là gốc rễ của mọi thói xấu khác 
 + Cần phê phán và khắc phục sự lười biếng.
 0.75
 - Bài học nhận thức và hành động: 
 Hãy biết xây dựng ước mơ, hoài bão và nhân cách của mình bằng sức lao động , sự cần cù chăm chỉ.
 0,5
Câu 3:
(5 điểm)
Câu 3.a: 
Yêu cầu về kiến thức: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn trích.
 0,5
- Cảm nhận về hình tượng Đất Nước: 
 + Đất Nước là một phần tâm hồn, máu thịt trong mỗi con người. Là sự gắn bó khăng khít không thể tách rời với mỗi cá nhân.
 + Đất Nước là sự kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng và cái chung, giữa số phận mỗi con người với vận mệnh cả dân tộc. Tình yêu lứa đôi là cở sở xây dựng nên tình yêu Đất Nước.
 2,0
 - Niềm tin vào tương lai của Đất Nước được gửi gắm vào những thế hệ tiếp nối: “ Mai nàyCon sẽ” 
 0,5
- Lời nhắn nhủ tha thiết với tuổi trẻ về trách nhiệm xây dựng một Đất Nước trường tồn, vững bền: phải biết gắn bó, san sẻ, hóa thâncho Đất Nước.
 1,0
- Nghệ thuật: Thể thơ tự do, tính trữ tình chính luận, hình thức trò chuyện tâm tình ngọt ngào
 0,75
- Đánh giá chung về đoạn thơ.
 0,25
Câu 3.b: 
Yêu cầu về kiến thức: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, phân tích nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức: Bài viết đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật người đàn bà- đại diện cho nhiều người phụ nữ vô danh khác.
 0,5
- Phân tích nhân vật người đàn bà làng chài:
 + Ngoại hình: thô kệch, xấu xí, mang dấu ấn của cuộc sống nghèo khổ, lam lũ.
 0,5
 + Cuộc đời nhiều đau khổ: xấu, rỗ mặt nên không ai lấy; theo chồng là người làng chài; cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn; có đến chục đứa con; phải lao động kiệt sức nhưng vẫn bị ngược đãi
 Là nạn nhân của những trận bạo hành : ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Nhưng người đàn bà cam chịu một cách nhẫn nhục: không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn, thậm chí còn chủ động xin chồng lên bờ đánh, kiên quyết không li dị chồng
 1,0 
 + Qua câu chuyện ở tòa án huyện, người đàn bà đã bộc lộ những vẻ đẹp tâm hồn:
 . Sự từng trải, thấu hiểu lẽ đời.
 . Lòng vị tha, yêu thương con rất mực: chấp nhận hi sinh vì con, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị ngay trong cuộc sống đói nghèo.
 . Tấm lòng bao dung: hiểu và thông cảm với nỗi khổ của chồng
 2,0
- Nghệ thuật: xây dựng nhân vật sống động, cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ linh hoạt, tình huống độc đáo.
 0,75
- Đánh giá về hình tượng người đàn bà làng chài: thể hiện chủ đề tác phẩm, quan điểm của tác giả về cách nhìn cuộc sống.
 0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docTu Ki.doc