Đề kiểm tra học kì II (năm 2011 – 2012) môn Hoá khối 10

doc 1 trang Người đăng tranhong Lượt xem 822Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II (năm 2011 – 2012) môn Hoá khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II (năm 2011 – 2012) môn Hoá khối 10
 TRƯỜNG THPT 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2011 – 2012)
NGUYỄN HỮU HUÂN 	 	MÔN HOÁ – KHỐI 10 – Thời gian: 45 phút
I – Phần chung (6 điểm)	Dành cho tất cả học sinh
Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau :
SO2 SSO2KHSO3SO2SO3Oleum
Câu 2: (1,0 điểm) Cho biết hiện tượng, viết phương trình giải thích:
a. Cho SO3 vào dung dịch BaCl2.
b. Để dung dịch H2S ngoài không khí một thời gian.
Câu 3: (1,0 điểm) Viết phương trình phản ứng chứng minh
a. H2S có tính axit.	b. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh.	 c. H2SO4 đặc có tính háo nước.
Câu 4: (1,5 điểm) Bằng phương pháp hóa học (không dùng quỳ tím), nhận diện các bình chứa khí riêng biệt sau: H2S, O2, O3, SO2.
Câu 5: (1,0 điểm) Xét phương trình phản ứng: C(r) + H2O(k) CO(k) + H2(k)	ΔH > 0 	
Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi: (không cần giải thích)
a. Tăng nồng độ H2	b. Tăng nhiệt độ.	c. Giảm áp suất
II – Phần riêng (4 điểm):
Dành cho học sinh ban cơ bản (từ 10A3 → 10A11 + 10CV + 10CA)
Câu 6: (1,0 điểm) Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam một kim loại (hoá trị II không đổi) vào dung dịch H2SO4 đặc thu được 4,48 lít khí có mùi hắc (đkc). Xác định tên kim loại. 
Câu 7: (1,0 điểm) Dẫn 15,68 lít khí SO2 (đkc) vào 500ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Tính số mol các chất tan có trong dung dịch A.
Câu 8: (2,0 điểm) Hỗn hợp 46,4 gam X gồm Fe, MgO, Cu. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nguội dư thì thu được 3,36 lít khí SO2 (đkc).
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch H2SO4 0,5M (loãng) thì thấy thoát ra 2,24 lít khí (đkc).
a. Tính % khối lượng của MgO trong X.	
b. Tính V.
Dành cho học sinh ban tự nhiên (10A1, 10A2 , 10CT, 10CL)
Câu 9: (1,0 điểm) Ở 270C, N2O4 phân huỷ theo phản ứng sau: N2O4 (khí) 2NO2 (khí)
Cho 46 gam N2O4 vào bình kín dung tích 500 ml. Khi đạt đến trạng thái cân bằng, nồng độ của NO2 là 0,4 mol/lít. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng.
Câu 10: (1,0 điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 (đkc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,5M được dung dịch B. Sau đó thêm dung dịch CaCl2 dư vào dung dịch B thì thu được 12 gam kết tủa. Tính V.
Câu 11: (2,0 điểm) Hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi, đứng trước H) và FeCO3. Cho 37,5 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được dung dịch Y và 13,44 lít hỗn hợp Z (chỉ chứa 2 khí, ở đktc); tỷ khối hơi của Z so với H2 là 27. Tìm kim loại M
Dành cho học sinh lớp 10CH
Câu 12: Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3, KMnO4 (tỉ lệ mol 1:2) và FeS2 trong một bình kín chứa không khí vừa đủ (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có thành phần thể tích: 75% N2, còn lại là SO2. 
a. Tính phần trăm khối lượng của FeS2 trong hỗn hợp X?
b. Hòa tan hết hỗn hợp rắn Y vào dung dịch HCl đặc, vừa đủ, thì thu được 6,72 lit (đkc) một khí duy nhất. Tính m
Câu 13: Cho 23,7 g hỗn hợp gồm hai kim loại A, B vào 110 gam dd H2SO4 98%,nóng, vừa đủ. Kết thúc phản ứng thu được V lít hh khí C, gồm hai khí, có tỉ khối so với khí Hêli là 12,25 và 3,2g kết tủa vàng. Làm khô dung dịch thu được mg muối khan. Tính m và V ở 700mmHg, 25oC.
Cho: Ca=40, Cu=64, Al=27, Fe=56, Mg=24, Na=23, K=39, Mn=55, 
S=32, C=12, H=1, O=16, N=14, Cl=35,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hoc_ki_2_10.doc