!! Câu 1. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến khu vực II có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỉ trọng tăng trong cơ cấu của nền kinh tế nước ta là A. đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. B. phù hợp với nhu cầu của thị trường khu vực và thế giới. C. có nhiều điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp. D. áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất. Câu 1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I, tỉ trọng ngành thuỷ sản có xu hướng A. tăng nhanh. B. giảm sút. C. ổn định. D. tăng giảm thất thường. !! Câu 2. Thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là A. kinh tế Nhà nước. B. kinh tế ngoài Nhà nước. C. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. cả ba thành phần kinh tế trên. Câu 2. Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là A. các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lý. B. chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng tăng trong giai đoạn gần đây. C. mặc dù tỉ trọng giảm song vẫn chiếm hơn 30% GDP nền kinh tế. D. quản lý các thành phần kinh tế khác. !! Câu 3. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở A. tỉ trọng tăng nhanh trong có cấu GDP. B. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. C. tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm qua khá ổn định. D. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta. Câu 3. Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta tính đến năm 2015 là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. !! Câu 4. Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong những năm gần đây là do Việt Nam gia nhập A. WTO. B. ASEAN. C. APEC. D. ASEM. Câu 4. Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng A. hình thành các vùng kinh tế động lực. B. hình thành các khu vực tập trung cao về công nghiệp. C. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm. D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. !! Câu 5. Phải xây dựng cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ vì A. nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. B. góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế. C. nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. D. để nâng cao sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế. Câu 5. Nhân tố chính ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ở nước ta là A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng. B. địa hình ¾ là đồi núi và có sự phân hoá đa dạng. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào song có sự phân hoá theo mùa. D. đất đai có nhiều loại khác nhau: phù sa, feralit, !! Câu 6. trong cơ cấu cây công nghiệp của nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, vì A. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm. B. sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta. C. nhân dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp từ lâu đời. D. mang lại hiệu quả kinh tế cao. Câu 6. Từ năm 1990 đến nay, nhóm cây có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là A. cây công nghiệp. B. cây rau đậu. C. cây ăn quả. D. cây lương thực. !! Câu 7. Cơ sở tự nhiên dẫn đến sự phân hóa mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta là do sự phân hóa của A. khí hậu. B. sinh vật. C. địa hình. D. đất trồng. Câu 7. Hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta là A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ. !! Câu 8: Vùng biển nước ta rất giàu nguồn lợi hải sản với tổng trữ lượng vào khoảng A. 3,9 – 4,0 triệu tấn. B. trên 4,0 triệu tấn. C. 3,0 – 3,5 triệu tấn. D. 2 – 3 triệu tấn. Câu 8: Ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ sở hạ tầng kinh tế - kĩ thuật của nước ta là A. tài chính và ngân hàng. B. giao thông vận tải và thông tin liên lạc. C. thương mại và du lịch. D. giao thông vận tải và bảo hiểm. !! Câu 9: Các nhà máy nhiệt điện lớn: Cao Ngạn, Uông Bí, Na Dương lần lượt thuộc về các tỉnh A. Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn. B. Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên. C. Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên. D. Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Câu 9: Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh về A. du lịch, giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. B. khai thác khoáng sản, giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. C. khai thác khoáng sản, du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. D. khai thác khoáng sản, giao thông, du lịch. !! Câu 10: Thế mạnh nổi bật về dân cư, lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. dân đông, nguồn lao động đồi dào, có kinh nghiệm và trình độ. B. tỉ lệ dân đô thị cao, mạng lưới đô thị dày đặc. C. dân đông, lao động có trình độ thâm canh cao nhất cả nước. D. dân đông, nguồn lao động lớn nhất cả nước. Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng A. du lịch có vị trí thấp nhất trong nền kinh tế của vùng. B. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng. C. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng. D. cơ cấu khá đa dạng. !! Câu 11: Cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ được hình thành do sự tác động của A. vị trí địa lí và cấu trúc địa hình. B. hướng địa hình. C. khí hậu và cấu trúc địa hình. D. đặc điểm khí hậu. Câu 11: Việc giải quyết nhu cầu về điện của vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu dựa vào A. mạng lưới điện quốc gia. B. các nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại chỗ của vùng. C. các nhà máy thuỷ điện được xây dựng tại chỗ của vùng. D. nhập khẩu nguồn điện từ Lào. !! Câu 12: Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ , việc nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển mạnh nhất ở các tỉnh A. Phú Yên, Khánh Hoà. B. Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Quảng Ngãi, Bình Định. D. Bình Định, Phú Yên. Câu 12: Ý nào không đúng khi nói về việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đường bộ ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ A. hình thành các khu kinh tế cảng biển. B. làm tăng vai trò trung chuyển, nối các tỉnh miền Bắc với miền Nam. C. đẩy mạnh giao lưu với Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. D. tạo ra thế mở của hơn nữa cho vùng và cho sự phân công lao động mới. !! Câu 13: Nhân tố tự nhiên được coi là quan trọng nhất để vùng Tây Nguyên phát triển cây cà phê là A. đất bazan với tầng phong hoá sâu, giàu dinh dưỡng. B. khí hậu cận xích đạo. C. có một số hệ thống sông lớn, cung cấp nước tưới cho cà phê. D. địa hình có nhiều cao nguyên rộng lớn. Câu 13: Mô hình sản xuất cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên là A. nông trường quốc doanh và mô hình kinh tế vườn. B. hợp tác xã nông nghiệp và kinh tế trang trại. C. nông trường quốc doanh và trang trại. D. mô hình kinh tế vườn và hợp tác xã nông nghiệp. !! Câu 14: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ A. ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ. B. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên co sở đầu tư vốn, khoa học, công nghệ. C. khai thác hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao. D. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Câu 14: Tác động của ngành công nghiệp khai thác dầu khí đến nền kinh tế của Đông Nam Bộ là A. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hoá lãnh thổ của vùng. B. đảm bảo an ninh quốc phòng. C. tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước (GDP). D. làm thay đổi cơ cấu lao động trong vùng. !! Câu 15: Với vị trí tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ, trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi về A. thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn năng lượng. B. nguồn lao động có tay nghề cao và cơ sở vật chất kĩ thuật. C. công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. D. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Câu 15: Biện pháp nào sau đây không đúng về sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. phát triển thuỷ lợi, khai thác có hiệu quả nguồn nước ngầm. B. nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô. C. tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn. D. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng. !! Câu 16: Ở các vùng giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn trồng được các loại cây thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng là do A. khí hậu thuận lợi. B. địa hình núi cao. C. đất feralit trên đá vôi. D. thưa dân, nhiều diện tích đất trồng. Câu 16: Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du miền núi Bắc Bộ là A. công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến vùng tiêu thụ. B. dịch bệnh hại gia súc vẫn đe doạ tràn lan trên diện rộng. C. trình độ chăn nuôi còn thấp kém, khâu chế biển chưa phát triển. D. ít đồng cỏ lớn, cơ sở chăn nuôi còn hạn chế. !! Câu 17: Công nghiệp khai thác khí đốt ở Đồng bằng sông Hồng phân bố ở A. Tiền Hải. B. Cát Bà. C. Hạ Long. D. Đồ Sơn. Câu 17: Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên ở Đồng bằng sông Hồng là A. 51,2%. B. 15,4%. C. 79,5%. D. 59,7%. !! Câu 18: Một số bãi biển nổi tiếng ở vùng Bắc Trung Bộ là A. Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Lăng Cô. B. Thiên Cầm, Lăng Cô, Nha Trang, Đá Nhảy. C. Của Lò, Thiên Cầm, Non Nước, Đồ Sơn. D. Sầm Sơn, Của Lò, Cát Bà, Non Nước. Câu 18: Các loại rừng ở vùng Bắc Trung Bộ xếp theo tỉ lệ diện tích từ lớn đến nhỏ là A. rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. B. rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất. C. rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. D. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. !! Câu 19: Bãi biển nào không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ A. Thiên Cầm, Chân Mây. B. Mỹ Khê, Sa Huỳnh. C. Quy Nhơn, Nha Trang. D. Cà Ná, Mũi Né. Câu 19: Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. cơ khí, chế biến nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. B. dầu khí, chế biến nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất hàng tiêu dùng. C. hoá chất, chế biến nông – lâm – thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng. D. vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng. !! Câu 20: Nhà máy thuỷ điện Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây Krông của vùng Tây Nguyên được xây dựng trên sông A. Xê Xan. B. Xrê Pôk. C. Xê Xan và Xrê Pôk. D. Đồng Nai. Câu 20: Ý nào sau đây không chính xác: Ngoài giá trị thuỷ điện, các hồ thuỷ điện vùng Tây Nguyên còn A. giữ được mức nước ngầm. B. có thể nuôi trồng thuỷ sản. C. có thể khai thác cho mục đích du lịch. D. đem lại nguồn nước tưới trong mùa khô. !! Câu 21: Nhóm đất mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở A. ven biển Đông và ven vịnh Thái Lan. B. Đồng Tháp Mười, Kiên Giang. C. bán đảo Cà Mau. D. dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu. Câu 21: Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết các vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. chủ động sống chung với lũ. B. tránh lũ. C. xây dựng hệ thống đê bao. D. trồng rừng chống lũ. !! Câu 22: Hạn chế lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ để phát triển nông nghiệp là A. mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng. B. diện tích canh tác không lớn. C. cơ sở vật chất, kĩ thuật kém phát triển. D. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Câu 22: Công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng được xây dựng tại tỉnh A. Tây Ninh. B. Đồng Nai. C. Bình Dương. D. Bình Phước. !! Câu 23: Số lượng huyện đảo tính đến năm 2006 của nước ta là A. 12. B. 9. C. 10. D. 11. Câu 23: Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa A. là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. B. là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ phần đất liền của Tổ quốc. C. là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới. D. góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển và hải đảo của nước ta. !! Câu 24: Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ A. thuận tiện cho việc trao đổi hàng hoá với nước ngoài. B. góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ. C. giúp bảo về vùng trời, vùng biển, hải đảo, vùng thềm lục địa của nước ta. D. nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác trên biển. Câu 24: Các cảng nước sâu: Cái Lân, Vũng Áng, Dung Quất lần lượt thuộc các tỉnh A. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi. B. Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Ngãi. C. Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Hà Tĩnh. D. Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh. !! Câu 25: Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình giai đoạn 2001 – 2005 của các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung, phía Nam lần lượt là A. 11,2%; 10,7%; 11,9%. B. 10,7%; 11,2%; 11,9%. C. 11,9%; 11,2%; 10,7%. D. 10,7%; 11,9%; 11,2%. Câu 25: Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc A. giàu tiềm năng để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. B. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta. C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đứng đầu cả nước. D. vị trí thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế. !! Câu 26: Nguồn tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. B. các mỏ khoáng sản than. C. có diện tích rừng lớn. D. đất bazan và đất phù sa cổ. Câu 26: Định hướng phát triển ngành dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch, B. phát triển các ngành dịch vụ mới, từ đó nhân rộng ra cả nước. C. phát triển du lịch và các hoạt động dịch vụ liên quan đến xuất, nhập khẩu. D. đẩy nhanh tăng trưởng để đảm bảo luôn chiếm tỉ trọng cao nhất. !! Câu 27: Định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. phát triển các vùng chuyên sâu sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản. B. đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến. C. củng cố và đẩy mạnh hơn nữa mô hình kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp. D. chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao. Câu 27: Ý nào không đúng khi nói về thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung A. các mỏ dầu và khí ở thềm lục địa. B. rừng để phát triển du lịch, môi trường thuỷ sản. C. khai thác khoáng sản. D. khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên biển. !! Câu 28: Cho biểu đồ dưới đây: Qua xử lý số liệu, giá trị xuất khẩu sang thị trường EU của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 tăng A. 2 5101,8 triệu USD. B. 1 5101,8 triệu USD. C. 2 0101,8 triệu USD. D. 1 0101,8 triệu USD. Câu 28: Cho biểu đồ dưới đây: Trong giai đoạn 1990 – 2014, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gấp A. 3,25 lần. B. 3,02 lần. C. 2,35 lần. D. 2,53 lần. !! Câu 29: Cho biểu đồ dưới đây: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình phát triển du lịch của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 A. doanh thu từ du lịch có xu hướng tăng nhanh, nhưng không ổn định. B. trong cơ cấu khách du lịch nước ta, tỉ trọng khách nội địa luôn chiếm ưu thế. C. số lượng khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (gần 3,8 lần). D. số khách nội địa tăng liên tục. Câu 29: Cho biểu đồ dưới đây: Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào dưới đây đúng về cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014 A. tỉ trọng sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn cao nhất và có xu hướng tăng. B. sản lượng lúa của hai vùng đồng bằng châu thổ luôn chiếm khoảng ½ sản lượng cả nước. C. tỉ trọng sản lượng lúa các vùng còn lại giảm. D. tỉ trọng sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng tăng. !! Câu 30: Hai vùng có diện tích đất cát biển lớn nhất nước ta là (Atlat trang 11) A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 30: Hai loại đất có đặc trưng chỉ phân bố ở khu vực ven biển là (Atlat trang 11) A. đất mặn và đất cát biển. B. đất phù sa sông và đất mặn. C. đất mặn và đất phèn. D. đất phù sa sông và đất cát biển. !! Câu 31: Các cao nguyên tiêu biểu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là (Atlat trang 14) A. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Sín Chải. B. Sơn La, Mộc Châu, Đồng Văn, Sín Chải. C. Sơn La, Mộc Châu, Hà Giang, Đồng Văn. D. Sơn La, Mộc Châu, Tà Phình, Tam Đảo. Câu 31: Đô thị có quy mô dân số dưới 100.000 người – năm 2007 ở vùng Bắc Trung Bộ là (Atlat trang 15) A. Đông Hà. B. Huế. C. Đồng Hới. D. Hà Tĩnh. !! Câu 32: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 1990 – 2014 Năm Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 1990 6 042,8 19 225,1 2000 7 666,3 32 529,5 2005 7 329,2 35 832,9 2014 7 816,2 44 974,6 Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, năng suất lúa cả năm ở nước ta vào năm 2014 là A. 57,5 tạ/ha. B. 5,75 tạ/ha. C. 65,7 tạ/ha. D. 6,75 tạ/ha. Câu 32: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC Ở NƯỚC TA (đơn vị: triệu USD) Mặt hàng 2000 2005 2010 2014 Giày, dép 1 471,7 3 038,8 5 123,3 10 317,8 Dệt, may 1 891,9 4 772,4 11 209,8 20 101,2 Thuỷ sản 1 478,5 2 732,5 5 016,9 7 825,3 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện 788,6 1 427,4 3 590,1 11 434,4 Dựa vào kết quả xử lí từ bảng trên, cho biết mặt hàng nào có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2014 A. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện. B. Thuỷ sản. C. Dệt, may. D. Giày, dép. (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục) KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2016-2017 Môn: Địa lí 12 - Thời gian: 45 phút
Tài liệu đính kèm: