PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HÀ TRƯỜNG THCS ĐƯỜNG HOA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: CÔNG NGHỆ 9 Thời gian: 45 phút Chủ đề/ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TH: Lắp đặt mạch điện Biết quy trình chung lắp đặt mạch điện Phân tích được sơ đồ nguyên lý và chỉ ra được các phần tử Vẽ được sơ đồ lắp đặt đúng quy trình - Thiết kế mạch điện theo yêu cầu - Biết chuẩn bị dụng cụ vật liệu TB khi lắp một mạch điên Số câu: 3 Số điểm: 7đ 1 1đ 1/3 1 điểm 1/3 1đ 1/3 1đ 2 câu 4đ Lắp đặt dây dẫn của MĐTN Biết 1 số phương pháp lắp đặt dây dẫn của MĐTN So sánh ưu, nhược điểm của 2 PP lắp đặt. Số câu: 1 Số điểm: 3đ 1/2 1đ 1/2 2đ 1 câu 3đ Kiểm tra an toàn của MĐTN Kể tên được các phần tử cần kiểm tra khi kiểm tra an toàn điện Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà Số câu: 1 Số điểm: 3đ 1/2 2 điểm 1/2 1đ 1 câu 3đ Tổng Số câu: 4 Số điểm: 10đ 1,5 3đ 5/6 2đ 4/3 4đ 1/3 1đ 4 câu 10đ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI HÀ TRƯỜNG THCS ĐƯỜNG HOA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Công nghệ 9 ( Thời gian làm bài 45 phút - Không kể thời gian giao đề ) Câu 1(3điểm): Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ bên a. Mạch điện bên gồm những phần tử nào? b. Hãy vẽ sơ đồ lắp đặt cho mạch điện bên? Sơ đồ lắp đặt có ý nghĩa gì? c. Hãy lập bảng dự trù vật liệu và thiết bị tối thiểu cần thiết để lắp mạch điện trên Câu 2 (1đ): Nêu quy trình chung lắp đặt mạch điện. Câu 3 (3đ): a. Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi và mạng điện lắp đặt kiểu ngầm? b. So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp lắp đặt trên. Câu 4 (3điểm). a. Tại sao phải kiểm tra định kỳ về an toàn của mạng điện trong nhà? b. Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào? PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS ĐƯỜNG HOA HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN : CÔNG NGHỆ 9 NĂM HỌC 2016 – 2017 Câu Đáp án Điểm 1 (3đ) a. Mạch điện gồm 2 cầu chì, 2 công tắc hai cực và hai bóng đền sợi đốt b. Vẽ sơ đồ - Đúng nguyên lý - Sạch, đẹp - Sơ đồ lắp đặt cho biết vị trí, cách lắp đặt các phần tử trong mạch điện c. Lập được bảng dự trù về vật liệu và thiết bị (không yêu cầu dụng cụ) hợp lý 1đ 1đ 1đ 2 (1đ) Quy trình chung lắp đặt mạch điện gồm 6 bước: - Vẽ sơ đồ lắp đặt Vạch dấu vị trí lắp đặt TB và dây dẫn Khoan lỗ lắp đặt TB điện và dây dẫn Lắp TBĐ và dây dẫn Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu Vận hành thử 1/6 đ 1/6 đ 1/6 đ 1/6 đ 1/6 đ 1/6 đ 3 (3đ) a. Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi và mạng điện lắp đặt kiểu ngầm? - Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ, hoặc lồng trong ống cách điện đặt dọc theo trần, cột, dầm, xà. - Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng: trần, tường, sàn b. So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp lắp đặt trên. - Lắp đặt nổi: + Ưu điểm: Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa, tránh tác hại xấu của môi trường đến dây dẫn + Nhược điểm: Không đảm bảo thẩm mĩ - Lắp đặt ngầm: + Ưu điểm: Đảm bảo thẩm mĩ; tránh tác hại xấu của môi trường đến dây dẫn + Nhược điểm: Khó kiểm tra và sửa chữa 0,5 đ 0,5 đ 1đ 1 4 (3đ) a./ Cần kiểm tra định kỳ về an toàn của mạng điện trong nhà để mạng điện trong nhà sử dụng được hiệu quả và an toàn => tìm ra được những nguyên nhân hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc cho người và tài sản b. Các phần tử cần kiểm tra - Kiểm tra dây dẫn điện - Kiểm tra cách điện của mạng điện - Kiểm tra thiết bị điện - Kiểm tra đồ dùng điện 1đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Duyệt đề của tổ Duyệt đề của chuyên môn Giáo viên ra đề Đinh Khắc Tuấn
Tài liệu đính kèm: