Đề kiểm tra học kì II - Lớp 11 - Truờng THCS Hồng Quang

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1085Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Lớp 11 - Truờng THCS Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II - Lớp 11 - Truờng THCS Hồng Quang
truờng thpt hồng quang
đề kiểm tra học kì II- lớp 11
1. Mục đích kiểm tra:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình lớp 11.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận văn học. 
2. Xác định hình thức đề kiểm tra: Tự luận
3. Xây dựng ma trận: 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Chủ đề 1: Tiếng Việt
Phát hiện những từ ngữ hình ảnh mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương trong một đoạn thơ
Chỉ ra được hiệu quả nghệ thuật của những từ ngữ, hình ảnh ấy
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số điểm: 1
Số điểm: 1
2 đ = 20%
Chủ đề 2: Nghị luận văn học
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học hoàn thành bài nghị luận phân tích một tác phẩm trữ tình.
8 đ = 80%
Số câu: 1
Số điểm: 8
Số câu: 1
Số điểm: 8
Tổng số câu: 2
Tổng điểm: 10
4. Biên soạn câu hỏi:
 Câu 1 (2 đ): Dấu ấn ngôn ngữ cá nhân của Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ sau:
 Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
 Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
 Mảnh tình san sẻ tí con con (Trích “Tự tình”- Hồ Xuân Hương)
Câu 2 (8 đ): Phân tích bài thơ Chiều tối để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. 
 5. Đáp án và biểu điểm:
Câu 1: 
- Chỉ ra dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương trong đoạn thơ qua các từ ngữ, hình ảnh: xiên ngang, đâm toạc -> động từ mạnh, tính từ chỉ sự ngang ngược, bướng bỉnh; Đảo ngữ, đối ngữ: à cảnh vật sinh động, cựa quậy, căng đầy sức sống, muốn bứt phá; xuân đi- xuân lại lại/ mảnh tình- san sẻ- tí- con con -> giọng điệu và nghệ thuật tăng tiến: ngậm ngùi, xót xa pha chút tự giễu cợt ...
- Phân tích tác dụng của ngôn ngữ cá nhân trong bài thơ: Những chữ dùng rất bạo biểu hiện cá tính mạnh mẽ, táo bạo -> Tâm trạng bị dồn nén, bức bối mang nỗi niềm phẫn uất muốn thoát khỏi trật tự xã hội, muốn vượt lên cảnh ngộ cô đơn chán chường... đồng thời là lời than thở, thái độ bi quan về thân kiếp thiệt thòi. -> định hình phong cách nghệ thuật HXH
Câu 2: 
I- Yêu cầu về kĩ năng: đáp ứng yêu cầu của bài nghị luận văn học, bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp...
II- Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu và phân tích được bài thơ Chiều tối, từ đó khái quát được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào qua bài thơ.
1. Phân tích:
- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
- Nêu hoàn cảnh sáng tác.
- Phân tích nội dung bài thơ:
 + Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên -> bút pháp chấm phá của thơ cổ: hình ảnh cánh chim chiều mệt mỏi, chòm mây trôi lững lờ ...-> buồn, vắng lặng, mang phong vị cổ điển.
 + Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống: hình ảnh cô gái xay ngô, chú ý từ ngữ “hồng” được coi như nhãn tự bài thơ, điệp ngữ vòng... -> nghiêng về bút pháp hiện đại với những hình ảnh thơ rất bình thường, giản dị, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống
2. Khái quát vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh:
- Tình yêu với thiên nhiên, sự gắn bó, trải lòng mình với cuộc sống
- Tình yêu với con người, đặc biệt là người lao động.
- Lòng lạc quan, tin tưởng, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh -> chất “thép” trong thơ Bác. 
* Chú ý: HS có thể có nhiều cách làm bài khác nhau:
- Có thể phân tích bài thơ rồi sau đó khái quát vẻ đẹp tâm hồn của Bác
- Có thể vừa phân tích vừa rút ra nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docHong Quang.doc