Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017
ĐỀ MINH HỌA KÌ THI THPT QUỐC GIA NGỮ VĂN 2017
ĐỀ SỐ 3
I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Nếu để ý theo dõi, ta sẽ thấy từ soái ca cũng chỉ xuất hiện trong giao tiếp giới trẻ trong khoảng một vài năm trở lại đây. Đó là sự ảnh hưởng của việc đọc các tiểu thuyết hay các phim ảnh “nhập ngoại”. Nếu gõ vào Từ điển trực tuyến Wikipedia, ta sẽ thấy từ này được giải thích như sau: “Soái ca là một từ tiếng Việt mới bắt nguồn từ các tiểu thuyết ngôn tình. Soái ca là để chỉ một anh chàng đẹp trai, hoặc siêu đẹp trai, những người đàn ông mà bất cứ cô gái (hoặc anh chàng gay) nào cũng mơ ước sở hữu, cưới về làm chồng. Giàu hoặc sẽ giàu, và nhất định phải đẹp trai, lịch thiệp, luôn trầm tĩnh, có thể giải quyết mọi rắc rối bằng một cuộc điện thoại, thậm chí là chỉ cần cú phất tay, nhấc chân cũng cực kỳ phong độ, sẵn sàng bỏ tất cả để đi theo tình yêu và thường yêu một cô gái không có gì đặc biệt”.
Như vậy, soái ca là một nhân vật bước ra từ tiểu thuyết ngôn tình (xuất phát từ Trung Quốc, Hàn Quốc... đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng). Lướt web, đọc tiểu thuyết thuộc dòng văn chương này đang là một thú vui thời thượng của nhiều bạn trẻ. Đọc sách, mê sách, khâm phục các nhân vật trong sách là chuyện bình thường. Nhưng các bạn trẻ bây giờ thường đi quá đà trong việc “thần tượng hóa” những nhân vật mà theo họ là mẫu hình lý tưởng. Soái ca đi từ tiểu thuyết vào đời thực. Rất nhiều cô gái trẻ mong có được người tình “soái ca” cho xứng với sự kỳ vọng, mong mỏi của họ. Thậm chí, họ sẵn sàng “soái ca hóa” những anh chàng rất đỗi bình thường (hoặc tầm thường) thành “người tình trong mộng”, biến những anh chàng đó thành “soái ca” của riêng mình. Không phải ngẫu nhiên mà các soái ca ngôn tình dần trở thành mẫu người yêu trong mơ của nhiều thiếu nữ hiện nay. Quả là một trào lưu, lối sống ảo tưởng, xa rời thực tế.
(Trích Tại sao gọi là “soái ca”? TS Phạm Văn Tình, Tạp chí Văn học tuổi trẻ, số 9/2016, tr 27.28)
Xác định 02 thao tác lập lập sử dụng trong đoạn trích?
Theo anh (chị), cách giải thích của từ điển trực tuyến Wikipedia là dựa trên cơ sở nào?
Tác giả hướng tới chỉ đối tượng nào coi “soái ca” là hình mẫu trong mơ? Anh/ chị hãy nêu ra một biểu hiện thực tế của trào lưu thần tượng “soái ca” của họ?
Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời đánh giá của tác giả trước hiện tượng: soái ca đã đi từ tiểu thuyết vào đời thực dần trở thành người mẫu trong mơ của nhiều thiếu nữ hiện nay. Qủa là một trào lưu của lối sống ảo, xa rời thực tế”?
PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị)về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Các bạn trẻ bây giờ thường đi quá đà trong việc “thần tượng hóa” những nhân vật mà theo họ là hình mẫu lí tưởng”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh(chị) về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu, anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
(Trích: Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_MINH_HOA_KI_THI_THPT_QUOC_GIA_MON_NGU_VAN_2017.doc