Đề kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 484Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Lịch sử lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu
 PHÒNG GD & ĐT EAH'LEO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (2015- 2016)
 TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Môn : Lịch sử lớp 8
 Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU: 
-Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam nội dung từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Kết quả kiểm tra giúp các em tự đánh giá mình trong học tập thời gian qua và điều chỉnh hoạt động học tập ngày càng tốt hơn.
	- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của chuyên môn.
	- Đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu cần thiết.
1. Kiến thức: Yêu cầu học sinh:
	 - Trình bày những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thi hành ở VN từ cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất	.
- Lí giải được vì sao các nhà yêu nước VN đầu thé kỷ XX lại chọn tấm gương Nhật Bản.
- Hiểu được quá trình ra đời, mục đích, chủ trương và hoạt động chính của Hội Duy tân.
2. Kĩ năng : Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: Trình bày vấc đề, giải thích đánh giá vấn đề và lí giải vấn đề.
3. Thái độ: Từ việc kiểm tra để các em học sinh có thái độ học nghiêm túc bộ môn.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 
Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Tỉ lệ %
1. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
Trình bày chính sách về kinh tế văn hóa, giáo dục trong cuộc khai thác thuộc địa mà Pháp đã thi hành ở VN
Phân tích được thái độ cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội và giải thích vì sao họ lại có thái độ như vây. 
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ
1 câu
4,0 điểm
40 %
1 câu
5,0 điểm
50 %
2 câu
9,0điểm
90 %
2. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918
Lí giải các nhà yêu nước VN muốn noi gương Nhật bản
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1 câu
1,0 điểm
10 %
1 câu
1,0 điểm
10 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
4,0 điểm
40 %
1 câu
1,0 điểm
10 %
1 câu
5,0 điểm
50 %
3 câu
10,0 điểm
100 %
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: ( 4,0 điểm) Nêu những chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất( 1897- 1914) ? Ảnh hưởng chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp đến Việt Nam ?
Câu 2: ( 5,0 điểm) Phân tích thái độ của các giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX? 
Câu 3: ( 1,0 điểm) Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX lại muốn nhờ cậy và noi gương Nhật Bản ?
V. HƯƠNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN: 
Câu 1: ( 4,0 điểm)
* Các chính sách:
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, bóc lột chủ yếu theo hình thức phát canh thu tô. 	(0,5 đ)
Công nghiệp : Chú trọng trong khai thác than và kim loại, phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ.	 (0,5 đ)
Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường bằng cách đánh thuế cao vào hàng hóa của các nước khác vào Việt Nam còn hàng hóa của Pháp không bị đánh thuế hoặc đánh thuế rất nhẹ. 	(0,75 đ)
Giao thông vận tải: Tăng cường phát triển hệ thống giao thông nhằm phục vụ cho việc bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.	 (0,5 đ)
Văn hóa, giáo dục: Duy trì chế độ giáo dục phong kiến, hạn chế mở trường học. Khuyến khích các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm, khuyến khích mê tín dị đoan. 	(0,75 đ)
* Ảnh hưởng: - Tích cực: Đưa nền văn hóa phương Tây vào VN. 	(0,5 đ)
 - Tiêu cực: Nhân dân ta kìm hãm trong vòng ngu dốt, lạc hậu.(0,5 đ)
Câu 2: (5,0 điểm)
Giai cấp địa chủ phong kiến: Đa số đầu hàng và câu kết với thực dân Pháp để áp bức, bóc lột nhân dân ta. Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
( 1,0 đ)
Giai cấp nông dân: Cuộc sống của họ lâm vào tình cảnh nghèo khổ, không lối thoát. Họ có tinh thần yêu nước sâu sắc, căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp nên họ sẵn sàng tham gia, hưởng ứng các cuộc đấu tranh. 	( 1,0 đ)
Giai cấp công nhân: Tăng nhanh về số lượng. Công nhân và gia đình họ bị tư sản và phong kiến bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ và họ dần trở thành một bộ phận quan trọng của cách mạng. 
( 1,0 đ)
Tằng lướp tư sản: Họ bị lệ thuộc và bị tư bản Pháp chèn ép. Họ không dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. 
( 1,0 đ)
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Cuộc sống của họ cũng rất bấp bênh. Họ là những người có ý thức dân tộc, tham gia tích cực vào các cuộc vận động cứu nước diễn ra vào đầu thế kỷ XX. 	( 1,0 đ)
Câu 3: ( 1,0 điểm)
 - Nhật Bản là nước Châu Á có cùng màu da và văn hóa Hán học. 	(0,5 đ)
 - Nhờ đi theo con đường tư bản mà trở nên hùng mạnh nên có thể nhờ cậy được.	(0,5 đ)
Duyệt của chuyên môn Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề
 Trần Ngọc Anh	 Võ Thị Mỹ Uyên	 Đinh Ích Chung

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2_2015_2016.doc