Đề kiểm tra học kì II – Khối 10 môn: Hóa học năm học: 2014 - 2015

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1091Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II – Khối 10 môn: Hóa học năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II – Khối 10 môn: Hóa học năm học: 2014 - 2015
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
Trường THPT Ngọc Tảo
-----cµd-----
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 10
Môn: HÓA HỌC
Năm học: 2014 - 2015
Đề số: 01
A - TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) 
Câu 1:	Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách:
	A. Điện phân nước.	B. Nhiệt phân Cu(NO3)2.	 
	C. Nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.	D. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 2:	Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là:
	A. Dung dịch brom.	B. CaO.	C. dung dịch Ba(OH)2.	D. dung dịch NaOH.
Câu 3:	Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch KI và tinh bột thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do:
	A. Sự oxi hóa ozon.	B. Sự oxi hóa kali.	C. Sự oxi hóa iotua.	D. Sự oxi hóa tinh bột.
Câu 4:	Trong phản ứng: SO2 + H2S → 3S + 2H2O. Câu nào diễn tả đúng?
	A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử.	
	B. Lưu huỳnh bị khử và không có sự oxi hóa
	C. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa.	
	D. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, trong H2S bị oxi hóa.
Câu 5:	Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
	A. 9,52.	B. 10,27.	C. 8,98.	D. 7,25.
Câu 6:	Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào dưới đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc: 
	A. khí CO2. 	B. Khí H2S. 	C. Khí NH3. 	D. khí SO3.
Câu 7:	Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
	A. H2S.	B. NO2.	C. SO2.	D. CO2.
Câu 8:	Cho V lít SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Brom dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là:
	A. 0,112. 	B. 1,120. 	C. 0,224. 	D. 2,240.
Câu 9:	Sục từ từ 3,36 lít SO2(đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là:
	A. Na2SO3 và NaOH. 	B. NaHSO3. 	C. Na2SO3. 	D. Na2SO3, NaHSO3.
Câu 10:	Hòa tan hết một lượng Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng dung dịch A thay đổi so với khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu:
	A. Giảm 8 gam. 	B. Giảm 16 gam. 	C. Tăng 16 gam. 	D. giảm 24 gam.
B - TỰ LUẬN: (5 điểm)
Bài 1:	(2 điểm)	 
	Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: H2SO4, NaCl, HCl, Na2SO4. Viết phương trình hóa học minh họa. 
Bài 2:	 (3 điểm)
	Chia hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Fe thành hai phần bằng nhau:
	- Phần 1: Cho tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
	- Phần 2: Hòa tan hết bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 5,04 lít khí SO2 (đktc).
	a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
	b) Tính % khối lượng các chất trong A.
----- Hết -----
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
Trường THPT Ngọc Tảo
-----cµd-----
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 10
Môn: HÓA HỌC
Năm học: 2014 - 2015
Đề số: 02
A - TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1:	Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
	A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.	B. Chữa sâu răng.
	C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.	D. Khử trùng nước sinh hoạt.
Câu 2:	Đốt cháy khí H2S trong điều kiện dư oxi thu được chất X và nước. Chất X là:
	A. SO2.	B. S.	C. SO3.	D. S hoặc SO2.
Câu 3:	Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng:
	A. chuyển thành màu nâu đỏ.	B. bị vẩn đục, màu vàng.
	C. vẫn trong suốt không màu.	D. xuất hiện chất rắn màu đen.
Câu 4:	Cho 3,68 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
	A. 101,68 gam.	B. 88,20 gam.	C. 101,48 gam.	D. 97,80 gam.
Câu 5:	Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
	A. H2S.	B. NO2.	C. SO2.	D. CO2.
Câu 6:	Trong phản ứng: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2. Tổng hệ số các chất phản ứng và tổng hệ số các chất sản phẩm là: 
	A. 13 và 5.	B. 15 và 10.	C. 10 và 15.	D. 15 và 15.
Câu 7:	Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO4 2M là: 
	A. 2,5 mol.	B. 5,0 mol.	C. 10 mol.	D. 20 mol.
Câu 8:	Sục từ từ 2,24 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 3M. Các chất có trong dung dịch sau phản ứng là:
	A. Na2SO3 và NaOH.	B. NaHSO3.	C. Na2SO3.	D. Na2SO3, NaHSO3.	
Câu 9:	Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp các muối cacbonat trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là:
	A. (m + 2,2) gam.	B. (m + 3,3) gam.	C. (m + 4,4) gam.	D. (m + 6,6) gam.
Câu 10:	Cho hỗn hợp 9,1 gam Cu, Al vào H2SO4 đặc, nguội dư thấy thoát ra 2,24 lít khí duy nhất (đktc). Phần trăm số mol Al trong hỗn hợp là:
	A. 50%.	B. 33,33%.	C. 28%.	D. 75%.
B - TỰ LUẬN: (5 điểm) 
Bài 1:	(2 điểm)
	Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, HCl, BaCl2. Viết phương trình hóa học minh họa. 
Bài 2:	(3 điểm)
	Hòa tan 16,5 gam hỗn hợp Al, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 13,44 lít khí (đktc). Nếu cũng cho 16,5 gam hỗn hợp này tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được V lít khí SO2 (đktc).
	a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
	b) Tính khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp kim loại.
	c) Tính thể tích khí SO2 (đktc). Giả sử SO2 là sản phẩm khử duy nhất. 
----- Hết -----
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1. 
B. TỰ LUẬN
BÀI 1. nhận biết đúng mỗi chất: 0,5 điểm
Bài 2. a. Viết pt đúng: 1 điểm
b.2 điểm:
tính đúng: Fe: 0,1 mol, Fe3O4: 0,15 mol: 1 điểm
tính đúng: %Fe= 13,86% , %Fe3O4: 80,14%: 1 điểm
Đề 2. 
B. TỰ LUẬN
BÀI 1: nhận biết đúng mỗi chất: 0,5 điểm
Bài 2: a. Viết pt đúng: 1 điểm
 b. – tính đúng: Al: 0,3 mol, Fe: 0,15 mol: 1 điểm
tính đúng VSO2= 15,12 lít : 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_lop_10.doc