Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu
Trường THCS Tô Hiệu KIỂM TRA HỌC KÌ II 
 Họ và tên:. Môn: Giáo dục công dân 6 
Lớp:6a.. Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo
Đề bài
 Câu 1.( 4,0 đ ) Để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào đối với người đi bộ, người đi xe đạp?
 Câu 2. (1,0đ) Theo em, vì sao việc học tập lại vô cùng quan trọng đối với mỗi người?
 Câu 3. ( 3,0 ) Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây: 
Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.
Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, một vật gì đó bị cháy và có thể dẫn đến cháy nhà . 
Câu 4: ( 2,0 đ) Tình huống:
Hồng và Oanh vào văn phòng nhà trường nhận tờ báo cho lớp và một lá thư gửi Hoa. Trên đường về, Hồng thì thầm:
Chúng mình mở thử xem ai viết gì cho nó đi?
 Oanh ngần ngừ:
Tớ sợ lắm!
 Hồng mỉm cười:
 - Sợ gì, mình với Hoa là bạn thân; mình đọc thư của Hoa cũng được chứ sao? Nếu cậu ngại, chúng mình đọc xong sẽ dán lại cho nó.
a. Theo em, Hồng có thể đọc thư gửi Hoa mà chưa có sự đồng ý của Hoa không? Vì sao?
b. Nếu là Oanh, em sẽ làm gì trước ý định mở thư ra xem rồi dán lại của Hồng ?
BÀI LÀM
...
TIẾT 35 : KIỂM TRA HỌC KỲ I
 MÔN : GDCD 6
 THỜI GIAN : 45’
 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức: HS nắm được nội dung các bài đã học trong học kì 1; Biết rèn luyện để trở thành một người có nhiều đức tính tốt, là con ngoan trò giỏi.
 2. Kĩ năng:
 - Trình bày bài rõ ràng, khoa hoc.
 - Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả.
 3. Giáo dục: Rèn cho HS thói quen tự lập, trung thực trong thi và kiểm tra.
II- Hình thức kiểm tra: Tự luận 100%.
III. Ma trận đề kiểm tra:
Các chủ đề chính
 Các mức độ nhận thức 
 Tổng
 Nhận biết
 (40%) 
 Thông hiểu
 (10%)
 Vận dụng
 (50%)
 (100%)
1.Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 
Nắm được một số quy định dành cho người đi bộ và đi xe đạp
Số câu: 
Số điểm: 
Tỉ lệ: %
Số câu:1
Số điểm:4,0
Tỉ lệ:40 %
Số câu:1
Số điểm:4,0
Tỉ lệ:40 %
2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
HS biết áp dụng những điều đã học vào thực tế
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu:1
Số điểm:3,0
Tỉ lệ:30 %
Số câu:1
Số điểm:3,0
Tỉ lệ:30 %
3. Quyền và nghĩa vụ học tập.
HS nêu được ý nghĩa của việc học .
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu:1
Số điểm:1,0
Tỉ lệ:10 % 
Số câu:1
Số điểm:1,0
Tỉ lệ:10 % 
4. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
HS biết áp dụng những điều đã học vào thực tế
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
 Tổng
Số câu:4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100 %
Số câu:1
Số điểm:4,0
Tỉ lệ:40 %
Số câu:1
Số điểm:1,0
Tỉ lệ:10 %)
Số câu:2
Số điểm:5,0
Tỉ lệ:50 % 
Số câu:4
Số điểm:10
Tỉ lệ:100 % 
IV. Đề bài .
Câu 1.( 4,0 đ ) Để đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người, pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào đối với người đi bộ, người đi xe đạp?
 Câu 2. (1,0đ) Theo em, vì sao việc học tập lại vô cùng quan trọng đối với mỗi người?
 Câu 3. ( 3,0 ) Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây: 
Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà.
Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, một vật gì đó bị cháy và có thể dẫn đến cháy nhà . 
 Câu 4. ( 2,0 đ) Tình huống:
 Hồng và Oanh vào văn phòng nhà trường nhận tờ báo cho lớp và một lá thư gửi Hoa. Trên đường về, Hồng thì thầm:
Chúng mình mở thử xem ai viết gì cho nó đi?
 Oanh ngần ngừ:
Tớ sợ lắm!
 Hồng mỉm cười:
Sợ gì, mình với Hoa là bạn thân; mình đọc thư của Hoa cũng được chứ sao? Nếu cậu ngại , chúng mình đọc xong sẽ dán lại cho nó.
a. Theo em, Hồng có thể đọc thư gửi Hoa mà chưa có sự đồng ý của Hoa không? Vì sao?
b. Nếu là Oanh, em sẽ làm gì trước ý định mở thư ra xem rồi dán lại của Hồng ?
 V ĐÁP ÁN :
 Câu 1: (4 đ) Một số quy định về đi đường:
 a. Người đi bộ :
 - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát vào mép đường.
 - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng.
 b. Người đi xe đạp:
 - Người đi xe đạp không đi dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường người đi bộ hoặc các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác các vật cồng kềnh,
 - Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp của người lớn.
Câu 2. (1,0đ) Bởi vì: có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
 Câu 3: (3 đ) Học sinh có thể có những cách giải quyết khác nhau miễn là đúng.
Chú thông cảm, đến chiều bố mẹ cháu về, chú quay lại kiểm tra. Còn bây giờ thì cháu không thể...
Đợi khi nhà hàng xóm có người về thì sang lấy về.
Phải hô to để mọi người trong xóm biết và cùng nhau tìm cách giải quyết.
 Câu 4: 2 đ Tình huống: 
Hồng không thể đọc thư của Hoa nếu chưa có sự đồng ý của Hoa. Vì đó là một việc làm vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn thư tín của người khác.
Nếu em là Oanh, em sẽ khuyên bạn không nên đọc thư của bạn. Nếu làm như vậy là vi phạm đến quyền được bảo đảm an toàn thư tín của người khác.
 CHUYÊN MÔN TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ
 TRẦN NGỌC ANH ĐINH ÍCH CHUNG PHẠM VĂN CƯ

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2_2015_2016.doc