Đề kiểm tra học kì II Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn

doc 10 trang Người đăng dothuong Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Địa lí lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lê Quý Đôn
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
(Ma trận gồm 03 trang)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN ĐỊA LÍ-KHỐI 12
NĂM HỌC 2016-2017
(Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Tổng số câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần A. KIẾN THỨC: CÁC VÙNG KINH TẾ
TD-MNBB VÀ ĐBSH
Nêu vị trí địa lí vùng ĐBSH
Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Phân tích việc sử dụng thế mạnh để phát triển kinh tế ở TD-MNBB và ĐBSH
Xác định các vấn đề KT-XH cần giải quyết ở ĐBSH.
Số câu: 5 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,5 điểm)
2 câu
(0,5 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
5 câu
(1,5 điểm)
BTB VÀ DHNTB, TN
Nêu vị trí địa lí vùng BTB và DHNTB, Tây Nguyên
-Lí do hình thành cơ cấu N-L-N nghiệp ở BTB.
-Hiểu những thuận lợi về tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế của DHNTB và TN.
Vận dụng thực tiễn về biện pháp phát triển cây CN lâu năm ở TN
Số câu: 7 
Số điểm: 1,75
Tỉ lệ: 17,5%
3 câu
(0,75 điểm)
3 câu
(0,75 điểm)
 1 câu
(0,25 điểm)
7 câu
(1,75 điểm)
ĐNB, ĐBSCL,
Nguồn Tai nguyên của ĐNB và ĐBSCL
-Chứng minh sự phát triển CN theo chiều sâu của ĐNB.
-Phân tích khó khăn về tự nhiên trong phát triển kinh tế ở ĐBSCL.
Tại sao trong việc khai thác nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, vấn đề thủy lợi có y nghĩa hàng đầu?
Vận dụng thực tiễn về biện pháp phát triển cây CN lâu năm ở ĐNB và biện pháp khắc phục khó khăn ở ĐBSCL.
Số câu: 8 
Số điểm: 2,75
Tỉ lệ: 27,5%
5 câu
(1,25 điểm)
2 câu
(0,5điểm)
1 câu
(0,5 điểm)
2 câu
(0,5 điểm)
8câu
(2,75 điểm)
KT BIỂN,ANQP; KTTĐ; ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Các huyện đảo và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm.
Vận dụng thực tiễn về biện pháp khai thaccs hiệu quả tài nguyên biển. 
Vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam
Số câu: 5 
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ: 15%
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(1,0 điểm)
5 câu
(1,5 điểm)
Phần B. KĨ NĂNG
Chủ đề 1. Phân tích biểu đồ và bảng số liệu cho trước và nhận xét, giải thích.
1. Phân tích biểu đồ (cho trước hoặc biểu đồ trong AtlatĐịa lí Việt Nam)
Nhận xét cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng
Phân tích Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
Số câu: 2
Số điểm: 0,5
Tỉ lệ: 5%
1 câu
(0,25điểm
1 câu
(0,25điểm
2 câu
(0,5 điểm)
2. Phân tích bảng số liệu(nhận xét, giải thích)
Tính bình quân sản lượng lúa theo đầu người của ĐBSH và ĐBSCL
Nhận xét sản lượng thủy sản của vùng BTB và DHNTB
Phân tích bảng số liệu DT gieo trồng cây CN lâu năm của Tây Nguyên và TD-MNBB
Số câu: 3 
Số điểm: 0,75
Tỉ lệ: 7,5%
1 câu
(0,25điểm
1 câu
(0,25điểm
1 câu
(0,25điểm)
3 câu: 
(0,75 điểm)
Chủ đề 2. Khai thác Atlat Địa li Việt Nam. 
Đọc cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng BTB
-Đọc quy mô trung tâm công nghiệp của ĐNB và TD-MNBB
-NX sự phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên
So sánh cơ cấu theo ngành của ba vùng KTTĐ
Số câu: 5 
Số điểm: 1,25
Tỉ lệ: 12,5%
3 câu
(0,75điểm
1 câu
(0,25điểm
1 câu
(0,25điểm
5 câu
(1,25 điểm)
Tổng
Số câu: 
Số điểm: 10,0
Tỉ lệ: 100%
14 câu
(3,5 điểm)
1 câu
(0,5 điểm)
10 câu
(2,5 điểm)
1 câu
(0,5 điểm)
8 câu
(2,0 điểm)
1 câu
(1,0 điểm)
35 câu
(10
điểm)
Số điểm: 10,0 điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
 2,0 điểm
1,0 điểm
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN
(Đề gồm 05 trang)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
MÔN ĐỊA LÍ-KHỐI 12
NĂM HỌC 2016-2017
(Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)
Họ, tên thí sinh:..............................................................................................................................
Số báo danh:...................................................................................................................................
Lưu ý: Đối với câu trắc nghiệm học sinh tô tròn bằng viết chì vào phiếu trả lời. Thí sinh nhớ ghi lại số báo danh và mã đề thi vào bài thi. 
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm) MÃ ĐỀ 233
C©u 1 : 
Dựa vào bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Ở NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)
 Vùng 
Hoạt động
Bắc trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Năm 2010
Năm 2014
Năm 2010
Năm 2014
Nuôi trồng
97,1
138,0
77,9
86,4
Khai thác
240,9
328,0
670,3
845,7
Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?
A.
Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng khai thác lớn hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B.
Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng thủy sản nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
C.
Vùng Bắc Trung Bộ có sản lượng nuôi trồng nhỏ hơn vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.
D.
Cả hai vùng sản lượng thủy sản đều không tăng.
C©u 2 : 
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên của nước ta là
A.
phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
B.
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
C.
xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.
D.
thay đổi giồng cây trồng.
C©u 3 : 
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
A.
Dịch vụ.
B.
Công nghiệp và xây dựng. 
C.
Kinh tế biển.
D.
Nông, lâm nghiệp, thủy sản.
C©u 4 : 
Ở nước ta, khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là:
A.
gió mùa Đông Bắc và sương muối.
B.
nhiều loại đất thiếu dinh dưỡng.
C.
tài nguyên khoáng sản hạn chế.	
D.
mùa khô kéo dài.	
C©u 5 : 
Ở nước ta, vùng kinh tế trọng điểm không có đặc điểm đặc trưng nào sau đây?
A.
Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra cả nước.
B.
Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh/ thành phố và tương đối ổn định theo thời gian.
C.
Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
D.
Có tỉ trọng lớn trong GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
C©u 6 : 
Ở nước ta, ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A.
sông Bến Hải.
B.
dãy núi Hoành Sơn (đèo Ngang).
C.
sông Gianh.
D.
dãy núi Bạch Mã (đèo Hải Vân). 
C©u 7 : 
Ở nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là:
A.
khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
B.
đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu cận xích đạo.
C.
đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.	
D.
đất badan có tầng phong hóa dày, mưa theo mùa.
C©u 8 : 
Phương hướng chủ yếu hiện nay đối với vấn đề lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta là
A.
xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ.
B.
trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ.
C.
đào thêm kênh rạch để thoát lũ nhanh
D.
chủ động sống chung với lũ.
C©u 9 : 
Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng Đồng bằng sông Hồng ở nước ta là vì?
A.
Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng.
B.
Do sức ép dân số đối với kinh tế-xã hội và môi trường.
C.
Do tài nguyên thiên nhiên của vùng không thật phong phú.
D.
Do đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.
C©u 10 : 
Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN Ở NƯỚC TA NĂM 2013(Đơn vị: nghìn ha) 
Loại cây
Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
142,4
969,0
Cà phê
15,5
573,4
Chè
96,9
22,9
Cao su
30,0
259,0
Cây khác
0
113,7
Từ bảng số liệu trên có thể thấy : So với Tây Nguyên thì Trung du-miền núi Bắc Bộ có
A.
diện tích trồng cao su thấp hơn 6,5 lần.
B.
diện tích trồng cà phê lớn hơn 40 lần.
C.
diện tích trồng chè lớn hơn 4,2 lần. 
D.
diện tích trồng chè và diện tích trồng cà phê lớn hơn.
C©u 11 : 
. Cho biểu đồ:
Biểu đồ đã cho biểu hiện nội dung nào sau đây?
A.
Tình hình phát triển hiện trạng sử dụng đất ở nước ta.
B.
Cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
C.
Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
D.
Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phân theo vùng của nước ta.
C©u 12 : 
Ở nước ta, nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ: 
 A.
Thác Mơ.
B.
Trị An.
C.
Yaly.
D.
Cần Đơn.
C©u 13 : 
Ở ước ta, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do
A.
có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
B.
bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu.
C.
có nhiều vũng vịnh rộng.
D.
có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.
C©u 14 : 
Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời- vùng biển- vùng thềm lục địa nước ta là:
A.
trang bị vũ khí quân sự.	
B.
đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
C.
đánh bắt xa bờ.	
D.
đánh bắt ven bờ.
C©u 15 : 
Ở nước ta, vấn đề được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ là:
A.
khí hậu.
B.
năng lượng. 
C.
lao động.
D.
kĩ thuật.	
C©u 16 : 
Ở nước ta, Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A.
Duyên hải Nam Trung Bộ.
B.
Bắc Trung Bộ.
C.
Vịnh Bắc Bộ.
D.
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C©u 17 : 
Vấn đề được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ là:
A.
kĩ thuật.
B.
lao động.
C.
năng lượng.	
D.
khí hậu.
C©u 18 : 
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.
Hạ Long. 
B.
Thái Nguyên. 
C.
Cẩm Phả.
D.
Việt Trì. 
C©u 19 : 
Ở nước ta, việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa nào sau đây:
A.
Góp phần điều tiết lũ trên các con sông và thực hiện vấn đề thủy lợi.
B.
Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.
C.
Tạo ra các cảnh quan có giá trị du lịch, nuôi trồng thủy sản.
D.
Tạo điều kiện phát triển năng lượng và khai thác, chế biến khoáng sản.
C©u 20 : 
Ở nước ta, tỉnh thuộc Tây Nguyên mà giáp với cả Lào và Campuchia là
A.
Gia Lai. 
B.
Đăk Lắk. 
C.
Đăk Nông.
D.
Kom Tum. 
C©u 21 : 
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG
GIAI ĐOẠN 2000-2014.
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000-2014.
A.
Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng.
B.
Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai.
C.
Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước.
D.
Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng.
C©u 22 : 
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm?
A.
Ngành công nghiệp và xây dựng ở vùng KTTĐ phía Nam có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
B.
Ngành nông, lâm, thủy sản ở vùng KTTĐ miền Trung có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
C.
Ngành dịch vụ ở vùng KTTĐ phía Bắc có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
D.
Quy mô GDP lớn nhất là vùng KTTĐ phía Bắc.
C©u 23 : 
Nguồn năng lượng chính để sản xuất điện ở Đông Nam Bộ là
A.
dầu nhập khẩu.
B.
thủy điện. 
C.
khí thiên nhiên. 
D.
than. 
C©u 24 : 
Ở nước ta, việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp có y nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng Bắc Trung Bộ. Bởi vì nó góp phần
A.
tạo cơ c ấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian của vùng. 
B.
giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng, tăng thu nhập cho dân cư.
C.
khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng, đặc biệt là đánh bắt xa bờ.
D.
tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng phong phú và đa dạng, các ngành công nghệ cao.
C©u 25 : 
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng của Đông Nam Bộ là
A.
Vũng Tàu.
B.
TP Hồ Chí Minh. 
C.
Thủ Dầu Một. 
D.
Biên Hòa.
C©u 26 : 
Ở nước ta, loại tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A.
khí hậu.
B.
khoáng sản.
C.
nước.	
D.
đất.	
C©u 27 : 
Ở nước ta, đặc điểm không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ là
A.
cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.
B.
Tiếp giáp với vùng trọng điểm sản xuất lương thực.
C.
cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
D.
giáp Biển Đông rộng lớn.
C©u 28 : 
Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ của nước ta, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là
A.
nâng cao trình độ cho nguồn lao động, đầu tư vốn, công nghệ hiện đại.
B.
áp dụng cơ giới hóa và điện khí hóa, hóa học hóa trong sản xuất.
C.
thay thế các giống cây trồng cũ bằng giống cây trồng cho năng suất cao. 
D.
tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu, công nghệ hiện đại, vốn.
C©u 29 : 
Dựa vào bảng số liệu :
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ở NƯỚC TA NĂM 2013 
Vùng
Dân số (nghìn người )
Sản lượng (nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng
20439,4
6566,3
Đồng bằng sông Cửu Long
17478,9
25245,6
Từ bảng số liệu trên có thể thấy bình quân sản lượng lúa theo đầu người năm 2013 của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A.
365,1 kg/người và 1443,3 kg/người.
B.
345,1 kg/người và 1444,3 kg/người.
C.
321,3 kg/người và 1450,3 kg/người.
D.
321,3 kg/người và 1444,3 kg/người.
C©u 30 : 
Ở nước ta, thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:
A.
đất đai màu mỡ.	
B.
it thiên tai, dịch bệnh.
C.
có một mùa đông lạnh kéo dài.	
D.
nguồn nước dồi dào.	
C©u 31 : 
Ở nước ta, loại khoáng sản đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A.
đá vôi, than bùn. 
B.
bôxit, quặng sắt. 
C.
đá vôi, than nâu.
D.
dầu khí, than đá. 
C©u 32 : 
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết trong tỉnh nào của vùng Tây Nguyên trồng nhiều cà phê nhất?
A.
Lâm Đồng. 
B.
Đắk Nông. 
C.
Đắk Lắk .
D.
Gia Lai. 
II- PHẦN TỰ LUẬN (2 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm): Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2. (0,5 điểm): Tại sao trong việc khai thác nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, vấn đề thủy lợi có y nghĩa hàng đầu?
Câu 3. (1,0 điểm): Trong cuốn sách “Hỏi- đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam” do Ban tuyên giáo TW biên soạn có đoạn viết: 
“... Biển gắn bó với bao thế hệ người Việt, là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc ta, là chỗ dựa sinh kế của hàng triệu dân Việt Nam từ xưa đến nay. Trong vùng “biển bạc”, mỗi hòn đảo không chỉ như những thỏi “vàng xanh” mà còn là “cột mốc chủ quyền” tự nhiên của quốc gia. Biển thiêng liêng là vậy, vì thế bảo vệ và phát triển vì sự trường tồn của biển, đảo quê hương là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta...”
Em hãy trình bày quan điểm của mình về đoạn thông tin trên.
---------------Hết---------------
*Ghi chú: -Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam, không được sử dụng tài liệu.
 -Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
\
\
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN ĐỊA LÝ
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KHỐI 12 - NĂM HỌC 2016-2017
	 (Đáp án gồm 02 trang) (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề)
MÃ ĐỀ 233
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Cau
110
1
D
2
C
3
B
4
A
5
B
6
D
7
B
8
D
9
A
10
C
11
B
12
C
13
B
14
C
15
B
16
A
17
C
18
A
19
B
20
D
21
A
22
D
23
C
24
A
25
B
26
D
27
B
28
C
29
D
30
C
31
A
32
C
II. PHẦN TỰ LUẬN: (2,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(0,5 đ)
Kể tên các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
0,5 
-Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
-Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà giang, Tuyên Quang, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn,Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.
0,5
2
(0,5 đ)
Tại sao trong việc khai thác nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, vấn đề thủy lợi có y nghĩa hàng đầu?
0,5
-ĐNB có một mùa khô sâu sắc và kéo dài, nhiều vùng SX thiếu nước nghiêm trọng.
-Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn trong mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp làm cho DT đất trồng trọt tăng lên, hệ số dử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng, làm tăng khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng. 
0,25
0,25
3
(1,0đ)
Em hãy trình bày quan điểm của mình về tài nguyên và chủ quyền biển đảo
1,0
a) Biển đảo Việt Nam có tiền năng phát triển tổng hợp kinh tế biển: 
- Nguồn lợi sinh vật phong phú.
- Tài nguyên khoáng sản.
- Giao thông vận tải biển.
- Du lịch biển, đảo.
b) Đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta.
c) Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc
HS cần nêu được các nội dung sau:
-Tích cực học tập, lao động sản xuất để góp phần tăng trưởng nhanh kinh tế tạo ra sức mạnh về kinh tế, từ đó củng cố sức mạnh về quốc phòng..
-Bằng kiến thức đã học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân, gia đình, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
 (Tuỳ theo cách viết của học sinh nếu hợp lí vẫn cho tối đa điểm)
0,25đ
0,25
0.5đ
Tổng
câu 1 + câu 2
2,0 đ
TỔNG ĐIỂM BÀI THI = TRẮC NGHIỆM (8,0 ĐIỂM) +TỰ LUẬN (2,0 ĐIỂM) = 10 ĐIỂM

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_12_DIAHK2M233.doc