TRƯỜNG THCS THÀNH LONG TỔ TỰ NHIÊN KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Ngày kiểm tra: .. tháng 12 năm 2016 Môn kiểm tra: VẬT LÍ - Lớp: 7 Hệ: THCS Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) I. THIẾT KẾ MA TRẬN: TÊN CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI 1. Quang học (09 tiết) - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng. Câu 1 - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới chiếu vào gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng tính chất ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. Câu 5a - Vẽ được trên hình vẽ một tia sáng bất kì chiếu đến gương phẳng và vẽ đúng tia phản xạ hoặc ngược lại vẽ đúng tia tới đến gương phẳng khi biết trước tia phản xạ trên gương phẳng. Tính góc phản xạ i’. Câu 5b - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực nhận biết: Câu 1 - Năng lực vận dụng giải quyết vấn đề, sử dụng công thức toán học: Câu 5 Số câu: 2 4 điểm 40% Số câu: 1 2 điểm 20 % Số câu: 0.5 1 điểm 10% Số câu: 0.5 1 điểm 10% 2. Âm học (07 tiết) - Tàn số. Đơn vị tần số. Âm truyền qua chất rắn, lỏng và khí; âm không truyền qua chân không. So sánh âm truyền trong các chất rắn, lỏng, và khí. Câu 2 - Giải thích về mối quan hệ âm to, nhỏ với biên độ dao động. - Phân biệt hiện tượng âm phản xạ tiếng vang. Câu 3 Câu 4 - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Kĩ năng trình bày, nhận biết: Câu 2. - Kĩ năng liên hệ thực tế: Câu 3,4. Số câu: 3 6 điểm 60% Số câu: 1 3 điểm 30 % Số câu: 2 3 điểm 30 % Tổng số câu: 5câu Số điểm:10 điểm 100% 2câu 5 điểm 50% 2câu 3 điểm 30% 0.5 câu 1 điểm 10% 0.5 câu 1 điểm 10% II. ĐỀ KIỂM TRA: KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Ngày kiểm tra: ...... tháng 12 năm 2016 Môn kiểm tra: VẬT LÍ - Lớp: 7 Hệ: THCS Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề) (Học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. (2 điểm) Câu 2: a/ Tần số là gì? Đơn vị tần số? (1 điểm) b/ Cho biết âm truyền qua những môi trường nào? Và môi trường nào không thể truyền được âm ? So sánh vận tốc truyền âm trong chất rắn, chất lỏng và chất khí. (2 điểm) Câu 3: Khi kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Tại sao? (1,5điểm) Câu 4: Khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, hồ), tiếng nói nghe rất rõ. Hãy giải thích. (1,5điểm) Câu 5: Trên hình vẽ có một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 450. a/ Vẽ ảnh S’ của S dựa theo tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. (1điểm) b/ Vẽ tiếp tia phản xạ IR sao cho có đường kéo dài đi qua ảnh S’. Tính góc phản xạ i’. (1 điểm) S 450 Gương phẳng Hết Họ và tên học sinh: Số báo danh: III. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: Phần (TL) Đáp án Biểu điểm Quang học và âm học Câu 1: (2 điểm) Định luật phản xạ ánh sáng + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới ( i’ = i) 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 2: (3 điểm) a/ - Tần số là số dao động trong một giây. - Đơn vị tần số là Héc (Hz). b/ - Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm. - Chân không không thể truyền được âm. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm Câu 3: (1,5 điểm) Khi thổi mạnh kèn lá chuối, kèn lá chuối phát ra tiếng to vì đầu bẹp của kèn dao động mạnh, biên độ dao động lớn, âm phát ra to. 1,5 điểm Câu 4: (1,5 điểm) Tiếng nói nghe rất rõ. Vì khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ, ngoài âm nghe trực tiếp, còn có âm phản xạ từ mặt nước nên ta nghe rất rõ. 1,5 điểm Câu 5: (2 điểm) Hình vẽ đúng, chính xác, khoa học N R S A 450 i i’ B Gương phẳng I S’ Ta có: AIN = 900 Và: SIA = 450 AIN = SIA + SIN => SIN = AIN – SIA = 900 - 450 = 450 => SIN = i = 450 Theo định luật phản xạ ánh sáng: NIR = SIN => i’ = i = 450 => i’ = 450 Vậy góc phản xạ : i’ = 450 1,0 điểm 1,0 điểm Hết Thành Long, ngày 07 tháng 11 năm 2016 GVBM Trần Thị Nhàn
Tài liệu đính kèm: