Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Tự Trọng

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Lý Tự Trọng
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 7
NĂM HỌC: 2016-2017
 I.PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC RA ĐỀ
Phạm vi kiến thức : Từ tiết thứ 1 đến tiết thứ 16 theo PPCT (sau khi học xong bài 16: Tổng kết chương I: Âm học)
Nôi dung kiến thức: Chương I: Quang học(40%) ; Âm học (60%)
Hình thức ra đề : Tự luận 100%
II.TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PPCT
Nội dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Tỉ lệ
Trọng số của chương
Trọng số bài kiểm tra
LT
VD
LT
VD
LT
VD
Chương I :Quang học
9
7
4,9
4,1
54,4
45,6
21,8
18,2
Chương II:Âm học
7
6
4,2
2,8
60
40
36
24
Tổng
16
13
9,1
6,9
114,4
95,6
57,8
42,2
III.TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ ĐIỂM SỐ CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
Nội dung(chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu chuẩn cần kiểm tra
Điểm số
Cấp độ 1,2 
(Lý thuyết)
Chương I :Quang học
21,8
1,09 » 1 
1,0
Chương II:Âm học
36
1,8 » 2 
4,0
Cấp độ 3,4 
(Vận dụng)
Chương I :Quang học
18,2
0,91 » 1 
3,0
Chương II:Âm học
24
1,2» 1
2,0
Tổng
100
5
10,0
IV.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương I :
Quang học
(9tiết)
1Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương phẳng,gương cầu lõm và tạobởi gương cầu lồi.
2.Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
3.Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
Số câu
1
C1.1
0,5
C2: 5
0,5
C3.5
2
Số điểm
1
2
1
4(40%)
Chương II: 
Âm học
(7 tiết)
4.Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt 
5.Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
6.Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ. 
7.Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
8.Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
Số câu
1
C4:2
C5: 3
1
C6:2
C7:3
1
C8:4
3
Số điểm
2
2
2
6(60%)
TS.Câu
2
1
1,5
0,5
5
TS.Điểm
3
2
4
1
10(100%)
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 	 	 Môn: VẬT LÍ – LỚP 7
 	 Thời gian làm bài:45 phút(Không kể thời gian giao đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1.(1điểm)
 So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (đối với gương cầu lõm vật đặt sát gương) ?
Câu 2.(2điểm)
 Âm phản xạ là gì? Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? cho ví dụ?
Câu 3.(2điểm)
a)Tần số là gì?Nêu đơn vị đo tần số?
b)Vật A trong 20 giây dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây dao động được 300 lần. Tìm tần số dao động của hai vật, vật nào dao động nhanh hơn, vật nào phát ra âm thấp hơn ?
Câu 4.(2điểm)
 Một người đứng cách vách đá 15m và kêu to . Người đó có nghe được tiếng vang không ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. 
Câu 5.(3điểm)
S
I
 Cho tia tới SI chiếu đến 1gương phẳng với S là điểm sáng và I là điểm tới như hình vẽ bên:
 a. Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S
 b.Vẽ tia phản xạ IR 
 c. Biết góc tới i = 400. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản 
 xạ IR
 d. Cho rằng SI= S’I. Chứng tỏ đường truyền của tia sáng 
 SàIàR là ngắn nhất
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2016- 2017
Môn : VẬT LÍ – LỚP 7
Câu
Nội dung
Điểm
1(1đ)
Giống nhau: Đều là ảnh ảo 
Khác nhau:
- Gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật.
- Gương phẳng cho ảnh lớn bằng vật 
- Gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2(2đ)
- Âm phản xạ : Là âm dội lại khi gặp một mặt chắn.
- Tiếng vang là âm phản xạ dội đến tai ta cách âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây.
- Những vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt ( hấp thụ âm kém)
- Ví dụ : mặt gương, đá hoa cương, tấm kim loại, tường gạch
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
3(2đ)
a)Tần số là số dao động trong 1 giây
- Đơn vị của tần số là Hec.
b)Tần số dao động của vật A : 
 400/20 = 20Hz
- Tần số dao động của vật B: 
 300/30 = 10Hz
-Vật A dao động nhanh hơn vật B
-Vật B phát ra âm thấp hơn
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
4 
( 2đ)
Tóm tắt:
S = 15m
v = 340m/s
Người đó có nghe được tiếng vang không?
Bài giải:
Quãng đường âm truyền từ người đến vách đá và dội lại đếnngười: :
 l = 2. 15 = 30 m
Thời gian từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ là: 
 t = l/v = 30 / 340 = 0,088 s > 1/15 s 
Nên người đó nghe được tiếng vang
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
5
(3đ)
a)Vẽ được ảnh của điểm sáng S :
b)Vẽ được tia phản xạ IR:
R
i
i’
S
I I
N
S’
c)Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’ = 400
Ta có: góc SIR = i + i’ = 400 + 400 =800
d)Vì SI =S’I nên SI + IR = S’I +IR
Mà S’I là đường kéo dài của tia phản xạ IR nên S’,I, R là đường thẳng. Nên nó sẽ ngắn nhất.
Vậy đường truyền của tia sáng SàIàR là ngắn nhất
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
(Mọi cách giải đúng khác của học sinh vẫn cho điểm tối đa)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_CO_MT_DA1617.doc