Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
(theo chương trình chuẩn)
Tên chủ đề
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu 
(Cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ 3
Cấp độ 4
1. Điện tích –Định luật Culông
Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
(1)
Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
(1)
Vận dụng được định luật Cu-lông giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.
(1)
3
2. Thuyết electrôn
Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.
Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.
(1) 
Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
1
3. Điện trường
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
(1)
Xác định được véc tơ do một điện tích gây ra tại 1 điểm.
(1)
2
4. Công của lực điện 
Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.
(1)
Hiểu được ý nghĩa của các đại lượng trong công thức A=qEd.
(1)
2
5. Điện thế
Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
(1)
Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.
(1)
Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.
(1)
3
6. Tụ điện
Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng.
(1)
Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.
Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.
(1)
2
7. Dòng điện không đổi
Nêu được dòng điện không đổi là gì.
Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.
(1)
Nêu được cấu tạo chung của các nguồn điện hoá học (pin, acquy).
(1)
2
8. Điện năng
Viết được công thức tính công của nguồn điện : Ang = Eq = EIt
Viết được công thức tính công suất của nguồn điện : Png = EI.
(1)
Vận dụng được công thức Ang = EIt trong các bài tập.
Vận dụng được công thức Png = EI trong các bài tập.
(1)
Vận dụng được công thức A = UIt trong các bài tập.
Vận dụng được công thức P = UI trong các bài tập.
(1)
3
9. Định luật ôm đối với toàn mạch
Tính được hiệu suất của nguồn điện
Vận dụng được hệ thức hoặc U = E – Ir để giải các bài tập đối với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở.
(1)
Vận dụng được hệ thức hoặc U = E – Ir để giải các bài tập đối với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở.
(1)
2
10. Ghép nguồn điện
Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc (ghép) nối tiếp, mắc (ghép) song song.
Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.
(1)
1
11. Phương pháp giải bài toán về mạch điện 
Vận dụng linh hoạt các công thức để giải các bài toán về mạch điện.
(1)
1
12. Thực hành xác định suất điện động
Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song đơn giản.
(1)
1
13. Dòng điện trong kim loại
Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì.
Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì.
(1)
Hiểu được ý nghĩa của các đại lượng trong công thức .
(1)
2
14. Dòng điện trong chất điện phân
Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
Mô tả được hiện tượng dương cực tan.
(1)
Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của định luật này.
Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.
Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.
(1)
2
15. Dòng điện trong chất khí 
Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí.
(1)
Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện.
Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện.
1
16. Dòng điện trong chất bán dẫn
Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.
Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.
(1)
Nêu được cấu tạo, công dụng của điôt bán dẫn và của tranzito.
1
17. Thực hành khảo sát đặc tính của điốt
Xác định được tính chất chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito.
(1)
1
Tổng số 
Số câu:10
Số câu:9
Số câu:6
Số câu:5
Số câu:30
Số điểm:3,5
Số điểm:3,0
Số điểm:2,0
Số điểm:1,5
Số điểm:10
SỞ GD VÀ ĐT KON TUM 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ 	MÔN: VẬT LÍ - LỚP 11
.. 	Thời gian:45 phút (không kể thời gian phát đề)	 
	(Đề gồm có 02 trang)
ĐỀ 1
1. Điện tích –Định luật Culông: (3 câu)
Câu 1: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
Câu 2: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:
A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).	B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).	D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).
Câu 3: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm).	B. r = 0,6 (m).	C. r = 6 (m).	D. r = 6 (cm).
2. Thuyết electrôn: (1 câu)
Câu 4: Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. 	B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. 	D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
3. Điện trường: (2 câu)
Câu 5: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m). 	B. E = 0,6089.10-3 (V/m).	C. E = 0,3515.10-3 (V/m).	D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
4. Công của lực điện: (2 câu)
Câu 7: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.	B. A > 0 nếu q < 0.	C. A = 0 trong mọi trường hợp.
D. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.	 
Câu 8: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? 
A. UMN = VM – VN.	B. UMN = E.d.	C. AMN = q.UMN	D. E = UMN.d.
5. Điện thế: (3 câu)
Câu 9: Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:
A. UMN = UNM.	B. UMN = - UNM.	C. UMN =.	D. UMN = .
Câu 10: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:
A. A = - 1 (μJ).	B. A = + 1 (μJ).	C. A = - 1 (J).	D. A = + 1 (J).
Câu 11: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
A. q = 2.10-4 (C).	B. q = 2.10-4 (μC).	C. q = 5.10-4 (C).	D. q = 5.10-4 (μC).
6. Tụ điện: (2 câu)
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản tụ.
B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện với nhau.
C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện bị đánh thủng.
Câu 13: Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:
A. q = 5.104 (μC).	B. q = 5.104 (nC).	C. q = 5.10-2 (μC).	D. q = 5.10-4 (C).
7. Dòng điện không đổi: (2 câu)
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.
D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.
C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.
D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
8. Điện năng: (3 câu)
Câu 16: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s	B. kW.h	C. W	D. kV.A
Câu 17: Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là U1 = 110 (V) và U2 = 220 (V). Tỉ số điện trở của chúng là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 18: Để bóng đèn loại 120V – 60W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị
A. R = 100 (Ω).	B. R = 150 (Ω).	C. R = 200 (Ω).	D. R = 250 (Ω).
9. Định luật ôm đối với toàn mạch: (2 câu)
Câu 19: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V).	B. E = 12,25 (V).	C. E = 14,50 (V).	D. E = 11,75 (V).
Câu 20: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).	B. R = 2 (Ω).	C. R = 4 (Ω).	D. Cả A và C.
10. Ghép nguồn điện: (1 câu)
Câu 21: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E1, r1 và E2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:
A. 	B. 	C. 	D. 
11. Phương pháp giải bài toán về mạch điện: (1 câu)
Câu 22: Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là:
A. I’ = 3I.	B. I’ = 2I.	C. I’ = 2,5I.	D. I’ = 1,5I.
12. Thực hành xác định suất điện động: (1 câu)
Câu 23: Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
13. Dòng điện trong kim loại: (2 câu)
Câu 24: Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. Giảm đi.	B. Không thay đổi.	C. Tăng lên.
D. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
Câu 25: Một sợi dây đồng có điện trở 74W ở 500 C, có điện trở suất α = 4,1.10-3K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là:
A. 86,6W	B. 89,2W	C. 95W	D. 82W
14. Dòng điện trong chất điện phân: (2 câu)
Câu 26: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?
A. 	B. m = D.V	C. 	D. 
Câu 27: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho AAg=108 (đvc), nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:
A. 1,08 (mg).	B. 1,08 (g).	C. 0,54 (g).	D. 1,08 (kg).
15. Dòng điện trong chất khí: (1 câu)
Câu 28: Bản chất dòng điện trong chất khí là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.
16. Dòng điện trong chất bán dẫn: (1 câu)
Câu 29: Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
17. Thực hành khảo sát đặc tính của điốt: (1 câu)
Câu 30: Điôt bán dẫn có tác dụng:
A. chỉnh lưu.	B. khuếch đại.
C. cho dòng điện đi theo hai chiều.	D. cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt.
--- Hết ---
SỞ GD VÀ ĐT KON TUM	ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ	MÔN: VẬT LÍ - LỚP 11
-----------------------------------------------
	ĐỀ 1
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ.ÁN
C
C
D
C
B
A
C
D
B
A
C
D
C
D
C
CÂU
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đ.ÁN
B
C
C
C
D
D
D
D
C
A
C
B
A
D
A
	Mỗi câu đúng được 1/3 điểm. Điểm của bài được làm tròn và giữ lại một chữ số thập phân.
	Duyệt của tổ trưởng	Đắk tô, ngày 05/12/2016
	Người làm đề:

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_ki_1_Vat_Li_11_Nam_hoc_20162017.doc