Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 780 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 780 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 780 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 780
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN VẬT LÍ - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút( 35 câu trắc nghiệm)
Họ tên thí sinh:  Số báo danh: 
Câu 1: Chuyển động tròn của một vật sẽ là chuyển động tròn đều nếu
A. vận tốc dài có hướng không thay đổi.	B. gia tốc hướng tâm không thay đổi.
C. gia tốc bằng 0.	D. gia tốc hướng tâm có độ lớn không thay đổi.
Câu 2: Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ thì
A. tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
B. độ lớn lực của búa tác dụng vào đinh bằng độ lớn lực của đinh tác dụng vào búa.
C. lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
D. lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực của đinh tác dụng vào búa.
Câu 3: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đang ở vị trí cân bằng, khi đó
A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
B. vật chỉ chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không.
C. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát, lực căng dây.
D. vật chịu tác dụng trọng lực và lực căng dây.
Câu 4: Một hành khách đứng trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ sang toa B của tàu bên cạnh. Hai toa tàu đang đỗ trên hai đường tàu song song với nhau trong sân ga. Bỗng hành khách trên toa A thấy toa B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau đây chắc chắn không xảy ra?
A. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, toa A chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A chạy về phía trước, toa B đứng yên.
D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, toa B chạy nhanh hơn.
Câu 5: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều , Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném. Phương trình quỹ đạo của vật là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 6: Bi A có trọng lượng lớn gấp đôi bi B, cùng một lúc tại một mái nhà ở cùng độ cao, bi A được thả còn bi B được ném theo phương ngang. Bỏ qua sức cản không khí. 
Hãy cho biết câu nào sau đây đúng?
A. A chạm đất sau B.	
B. A chạm đất trước B.
C. Cả hai chạm đất cùng lúc.	
D. Thời gian chuyển động của bi B lớn gấp hai lần thời gian chuyển động của bi A..
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về một vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều?
A. Các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau.	B. Vật chịu tác dụng của hai lực ngược hướng.
C. Vật không chịu tác dụng của một lực nào.	D. Gia tốc của vật bằng 0.
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều?
A. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.
B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.
C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.
D. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.
H.32
v (m/s)
2
3
4
t(s)
O
Câu 9: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc – thời gian 
được biểu diễn trên hình vẽ H.32. Trong khoảng thời gian nào các lực
 tác dụng vào vật cân bằng nhau?
A. Từ 0 đến 2 s.	B. Từ 2 s đến 3 s.
C. Từ 3 s đến 4 s.	D. Không có khoảng thời gian nào.
Câu 10: Trong công thức vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì
A. a luôn cùng dấu với v0.	B. a luôn ngược dấu với v.
C. a luôn luôn dương.	D. a luôn ngược dấu với v0.
Câu 11: Khi hai vật tương tác với nhau thì lực tác dụng hay phản lực xuất hiện trước?
A. Lực tác dụng xuất hiện trước, vì thế lực kia mới gọi là phản lực.
B. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà lực nọ có thể xuất hiện trước lực kia.
C. Cả hai lực xuất hiện đồng thời.
D. Khi một vật rơi xuống đất, phản lực của mặt đất xuất hiện trước, làm vật dừng lại. Lực tác dụng xuất hiện sau, làm mặt đất lõm xuống.
Câu 12: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình: x = - 8t - t2 (x đơn vị là m, t đơn vị là giây). Kết luận nào trong các kết luận sau đây là sai?
A. Vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Gia tốc của vật là 1 m/s2.
C. Vật chuyển động theo chiều âm của trục toạ độ.
D. Vận tốc ban đầu của vật là - 8 m/s.
Câu 13: Công thức mô tả quy tắc cộng vận tốc là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 14: Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Vận tốc đầu và thời gian rơi.	B. Độ cao và vĩ độ địa lí.
C. Áp suất và nhiệt độ môi trường.	D. Khối lượng và kích thước vật rơi.
Câu 15: Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều
A. có dạng đường thẳng xiên góc.	B. có dạng đường tròn.
C. có dạng đường parabol.	D. có dạng đường hypebol.	
Câu 16: Biểu thức nào sau đây nói lên mối liên hệ giữa tốc độ góc w, tốc độ dài v, chu kì T và bán kính quỹ đạo R của một vật chuyển động tròn đều?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 17: Trong các phương trình sau đây phương trình nào diễn tả chuyển động thẳng biến đổi đều của vật trên trục Ox?
A. B. 	 C. 	 D. 
Câu 18: Yếu tố nào sau đây không thuộc hệ quy chiếu?	
A. Vật chuyển động.	B. Hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc.	
C. Vật làm mốc.	D. Mốc thời gian và một đồng hồ.
Câu 19: Gia tốc rơi tự do của một vật ở gần mặt đất được tính bởi công thức
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 20: Hai lực F1 = F2, hợp với nhau một góc tác dụng vào một chất điểm. Hợp lực của chúng có độ lớn
A. 	B. F = F1 - F2.	C. F = F1+ F2.	D. F = 2F1cos
Câu 21: Trường hợp nào dưới đây được coi là sự rơi tự do
A. Thả một hòn sỏi từ độ cao h so với mặt đất.
B. Ném một hòn sỏi lên cao.
C. Ném một hòn sỏi theo phương xiên góc so với phương thẳng đứng.
D. Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang.
Câu 22: Dưới tác dụng của một lực F, vật chuyển động tròn đều. Nếu ngừng tác dụng của lực F thì vật
A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.	B. sẽ chuyển động thẳng đều.
C. sẽ dừng lại ngay.	D. vẫn tiếp tục chuyển động tròn đều.
Câu 23: Vận tốc vũ trụ cấp I (7,9 km/s) là vận tốc nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Sau khi phóng 160 s con tàu đạt được vận tốc trên, coi chuyển động của tàu vũ trụ khi được phóng lên là chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc của tàu là
A. 49,375 m/s2.	B. 2962,5 m/min2.	C. 49,375 km/s2.	D. 2,9625 km/min2.
Câu 24: Từ một đỉnh tháp cao người ta thả rơi một vật. Hai giây sau ở tầng tháp thấp hơn 15 m, người ta thả rơi vật thứ hai. Lấy g = 10 m/s2. Nếu coi hai vật rơi cùng trên một đường thẳng đứng thì hai vật sẽ chạm nhau vào thời điểm nào kể từ khi vật thứ nhất được thả rơi?
A. 2,00 s.	B. 1,50 s.	C. 1,75 s.	D. 1,00 s.
Câu 25: Biết vĩ độ của Hà Nội là 210, bán kính Trái Đất là 6400 km, vận tốc dài của một điểm trên mặt đất tại Hà Nội trong chuyển động tự quay hàng ngày của Trái Đất có giá trị gần đúng là
H.31
A. 166,8 m/s.	B. 434,5 m/s.	C. 1563,5 m/s.	D. 0,4345 m/s.
Câu 26: Một vật chịu tác dụng của ba lực như hình vẽ H.31 thì cân bằng. 
Biết rằng độ lớn của lực F3 = 30N. Độ lớn của lực F1 và F2 là
A. 	
B. 
C. 	
D. 
Câu 27: Một chiếc hộp trượt trên sàn nhà với vận tốc đầu v0 = 3,5 m/s. Biết hệ số ma sát trượt giữa hộp và sàn nhà là= 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường mà chiếc hộp đi được cho đến khi dừng lại là
A. 1,25 m.	 B. 2,1 m.	C. 2,6 m.	 D. 5,12 m.
Câu 28: Hai bến sông A và B cùng nằm trên một bờ sông cách nhau 18 km. Cho biết vận tốc ca nô đối với nước là 16,2 km/h và vận tốc của nước đối với bờ sông là 5,4 km/h. Khoảng thời gian t để một ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B rồi chạy ngược dòng trở về A là
A. t = 2 giờ 10 phút.	B. t = 2 giờ 30 phút.	
C. t = 1 giờ 40 phút.	D. t » 1 giờ 20 phút.
Câu 29: Biết khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng là 3,84.108 m, chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là 27,32 ngày. Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất là
A. aht = 0,20. 10-3 m/s2.	B. aht = 1,85.10-4 m/s2.	
C. aht = 2,72.10-3 m/s2.	D. aht = 1,72.10-3 m/s2.
Câu 30: Một vật rơi tự do từ một độ cao h. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường 15 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là
A. 1,5 s.	B. 2,5 s.	C. 1 s.	D. 2 s.
Câu 31: Trong phương án đo gia tốc rơi tự do, người ta đặt cổng quang điện cách nam châm điện một khoảng s = 0,5 m và đo được khoảng thời gian rơi của vật là 0,31 s. Gia tốc rơi tự do tính được từ thí nghiệm trên là
A. g = 10,4 m/s2.	B. g = 9,8 m/s2.	C. g = 10,0 m/s2.	D. g = 10,6 m/s2.
Câu 32: Phải treo một vật m có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 50N/m để lò xo dãn ra 10 cm? Lấy g = 10 m/s2.
A. m = 3,5 kg.	B. m = 2,5 kg.	C. m = 1,5 kg.	D. m = 0,5 kg.
Câu 33: Dưới tác dụng của lực , một vật có khối lượng m đang chuyển động với gia tốc bằng 2 m/s2. Một lực xuất hiện và tác dụng lên vật. Biết có cùng độ lớn và có hướng vuông góc với . Khi đó, gia tốc của vật sẽ có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. 3,5 m/s2.	B. 2 m/s2.	C. 2,83 m/s2.	D. 4 m/s2.
Câu 34: Dưới tác dụng của lực kéo , vật khối lượng 100 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đi được quãng đường 10 m thì đạt vận tốc 25,2 km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Xác định độ lớn hợp lực tác dụng vào vật?
A. 245 N.	B. 1400N.	C. 49 N.	D. 490 N.
Câu 35: Cùng một lúc, từ cùng một điểm O, hai vật được ném ngang theo hai hướng ngược nhau với vận tốc đầu lần lượt là v01 = 30 m/s và v02 = 40 m/s . Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Cho biết ngay trước khi chạm đất, vectơ vận tốc của hai vật có phương vuông góc với nhau. Độ cao so với mặt đất của điểm O là
A. 30 m.	B. 40 m.	C. 60 m.	D. 50 m.
----------- HẾT ----------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LI 10_ MA 780.doc