TRƯỜNG TH TT YÊN LẠC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 -2017 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Lớp : ( Thời gian làm bài: 30 phút) I. Phần 1: Kiểm tra đọc thành tiếng ( 5 điểm) GV cho HS bốc thăm các bài tập đọc từ tuần 10 đến tuần 17, đọc một đoạn trong bài đó và trả lời câu hỏi nội dung bài. II. Phần 2: Đọc hiểu+ LTVC ( 5 điểm) Em đọc thầm bài tập đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và viết tiếp vào chỗ chấm. Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2 : Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4. Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 5 : Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. Câu 6: . Tìm 5 từ chỉ tình cảm đối với quê hương Câu 7: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào ? TT ĐÁP ÁN ĐIỂM Đọc thành tiếng (5 điểm) Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, từ. Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu 5 điểm Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ 3 điểm Đọc sai từ 4 đến 7 tiếng . 2 điểm Đọc hiểu ( 5 điểm) Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: Đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Câu 6: Bùi ngùi, nhớ thương, gắn bó, yêu quý, tự hào. Câu 7: VD: Bà cụ cảm động lắm.( Hoặc HS đặt các câu khác đúng mẫu câu Ai thế nào đều cho điểm tối đa) 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm TRƯỜNG TH TT YÊN LẠC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 -2017 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Lớp : ( Thời gian làm bài: 30 phút) 1. Chính tả ( 5 điểm) - Nghe – viết: Nhà rông ở Tây Nguyên Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần.Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng 2. Tập làm văn (5 điểm) Đề A: Em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân. Gợi ý: - Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày ...tháng ...năm.... - Lời xưng hô với người nhận thư ( ông, bà, chú, bác, ...) - Nội dung thư( 4-5 dòng):Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn... - Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên. ĐÁP ÁN Chính tả (5 điểm) Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp 5 điểm Sai 3 lỗi ( phụ âm đầu, vần , thanh...) . chữ đẹp 4 điểm Sai 6 lỗi ( phụ âm đầu, vần , thanh...) , trình bày bẩn , chữ đọc được 3 điểm Sai 7 lỗi trở lên ( phụ âm đầu, vần , thanh...), trình bày bẩn, chữ xấu 1 điểm Tập làm văn (5điểm) Viết đủ câu, đúng theo gợi ý, đúng đặc trưng yêu cẩu, cấu trúc của bức thư -Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 5 điểm -Viết được bức thư đúng nội dung, phù hợp với đề, có mắc đến 4 lỗi dùng từ 3 điểm - Viết được 1 - 2 câu văn theo cấu trúc bức thư . Có sai lỗi chính tả. 2 điểm TRƯỜNG TH TT YÊN LẠC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 -2017 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Lớp : ( Thời gian làm bài: 35 phút) Phần 1:Trắc nghiệm(3 điểm) Câu 1: 1/7 của 56kg là :( 0.5đ) A.8 B. 280kg C.8kg D. 28kg Câu 2: 2m6dm = dm( 0.5đ) A.206 B. 26 C.260 D. 62 Câu 3: 1/6 ngày có mấy giờ( 0.5đ) A. 10 B. 30 C. 4 D.6 Câu 4: Hình bên có: ( 1đ) Bao nhiêu góc vuông A.3 B. 1 C.2 D.4 b.Bao nhiêu góc không vuông A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 5: Hình chữ nhật có chu vi là 18cm,chiều dài là 6cm.Chiều rộng có số cm là( 0,5đ) A.24cm B. 14cm C. 3cm D. 108cm Phần II: Tự luận(7 điểm) Bài 1:Đặt tính rồi tính( 2đ) 367 + 208 281 x 3 905 : 5 ........ Bài 2: Tính giá trị của biểu thức (1đ) 326 + 945 : 9 = . ..... Bài 4: Một người nuôi 42 con thỏ.Sau khi đã bán đi 10 con, người đó nhốt đều số thỏ còn lại vào 8 chuồng.Hỏi mỗi chuồng đó nhốt bao nhiêu con thỏ?(2đ) Bài giải Bài 5: Tìm Y (2đ) Y x 5 +9 = 39 Y : 6 = 95 – 25 Đáp án và biểu điểm Phần 1:Trắc nghiệm( 3 điểm) Khoanh đúng mỗi câu cho 0.5đ. Riêng câu 4 cho 1 điểm Câu1: C Câu2: B Câu3: C Câu4: a.C ; b.B Câu5: C Phần II: Tự luận(7điểm) Bài 1:Đặt tính rồi tính(2 đ) 367 + 208 281 x 3 905 : 5 367 281 905 5 208 3 40 181 575 843 05 0 Kết quả sai nhưng đặt tính đúng thì được 0.25đ Bài 2: Tính giá trị của biểu thức (1đ) 326 + 945 : 9 = 326 +105 (0.5đ) = 431 (0.5đ) Bài 3:(2đ) Bài giải Sau khi bán, số thỏ còn lại là : (0.25đ) 42-10 = 32(m) (0.5 đ) Mỗi chuồng có số con thỏ là: (0.25đ) 32 : 8 = 4 (con) (0.5đ) Đáp số: 4 con thỏ (0.5đ) Bài 4: Tìm Y (2đ) Y x 5 +9 = 39 Y : 6 = 95 – 25 Y x 5 =30 Y : 6 = 70 Y = 30 : 5 Y = 70 x 6 Y = 6 Y = 420
Tài liệu đính kèm: