TRƯỜNG TH HƯNG THỦY KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2016 -2017 Họ và tên: PHÂN MÔN:ĐỌC HIỂU LỚP 3 Lớp : ( Thời gian làm bài: 30 phút) Điểm Nhận xét môn Tiếng Việt Tên, chữ kí GV chấm Đọc tiếng: Đọc hiểu: Chính tả: Tập làm văn:.. Tiếng Việt: .. . . . Đề A: Em đọc thầm bài tập đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và viết tiếp vào chỗ chấm: ( 3.5 điểm) Đường bờ ruộng sau đêm mưa Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Câu 1: Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2 : Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4. Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 5 : Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. Câu 6: . Tìm 5 từ chỉ tình cảm đối với quê hương Câu 7: Đặt 1 câu theo mẫu Ai thế nào ? 2. Tập làm văn (2 điểm) Đề A: Em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân. Gợi ý: - Dòng đầu thư: Nơi gửi, ngày ...tháng ...năm.... - Lời xưng hô với người nhận thư ( ông, bà, chú, bác, ...) - Nội dung thư( 4-5 dòng):Thăm hỏi, báo tin cho người nhận thư. Lời chúc và hứa hẹn... - Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I KĨ NĂNG VIẾT – LỚP 3 Năm học: 2015– 2016 Thời gian: 15 phút CHÍNH TẢ : ( nghe viết: 2điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (35 phút) Đề A : Đề B : Biểu điểm :( 2.0 điểm) Đáp án đề kiểm tra học kì 1 phân môn: Đọc hiểu lớp 3 ĐỀ A Câu 1: B. Vùng nông thôn trù phú Câu 2: A. Đi chăn trâu cùng cái Tí, bắt châu chấu, cào cào, ra sân đình xem đom đóm bay. Câu 3: Vì đêm tối ở thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Câu 4: A. Mái nhà tranh, giàn hoa thiên lý, cánh đồng, sân đình. Câu 5: B. Đom đóm Câu 6: B. Đi chăn trâu, nghe, kể chuyện, cười . Câu 7: Ví dụ: Dòng sông quê em uốn lượn như dải lụa đào. Quê em có cánh đồng lúa trải dài như tấm thảm khổng lồ. ĐỀ A Câu 1: A. Sống lẻ một mình. Câu 2: C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. Câu 3: Họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt vì như vậy sẽ làm cho loài kiến chết dần chết mòn. Câu 4: C. đông, hiền lành, chăm chỉ Câu 5: A. Làm gì? Câu 6: a, Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. b , Loài kiến chết dần chết mòn. Câu 7: Ví dụ: a. Giọng hát của bạn Phương trong vắt như tiếng đàn. b. Tiếng mưa trong rừng cọ như tiếng thác dội về.
Tài liệu đính kèm: