PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: SINH HỌC 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Đề kiểm tra gồm có 02 trang M· ®Ò 111 Câu 1 : Thành phần của NST gồm: A. ADN và protein. B. Gen và protein. C. ADN và ARN. D. ARN và protein. Câu 2 : Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở: A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục ở vùng sinh sản. C. Giao tử. D. Tế bào sinh dục tại vùng chín. Câu 3 : Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của người là: A. 3,3.10-12g. B. 8,8.10-12g. C. 4,4.10-12g. D. 6,6.10-12g. Câu 4 : Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng. P phải có kiểu gen như thế nào để F1 có tỉ lệ kiểu hình 50% quả đỏ : 50% quả vàng. A. Aa x Aa B. Aa x aa C. AA x Aa D. AA x aa Câu 5 : Một gen có 150 chu kỳ xoắn. Chiều dài của gen đó là: A. 3000A0. B. 1500A0. C. 5100A0. D. 510A0. Câu 6 : Ở người, đột biến thể dị bội (dạng 2n + 1) ở cặp NST số 21 gây nên bệnh: A. Đao. B. Tớcnơ C. Bạch tạng. D. Câm điếc bẩm sinh. Câu 7 : Gen là: A. Một đoạn phân tử ADN có chức năng tổng hợp mARN. B. Một đoạn phân tử ARN. C. Một đoạn phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. D. Một đoạn phân tử ADN có chức năng tổng hợp tARN. Câu 8 : Ở một cơ thể có 3 tế bào sinh dục bước vào giảm phân. Số giao tử tạo ra là: A. 6 B. 12 C. 4 D. 8 Câu 9 : Ở gà 2n = 78. Trứng gà có số NST là: A. 78 B. 77 C. 39 D. 38 Câu 10 : Ở lúa nước 2n = 24. Một tế bào của lúa nước đang ở kỳ sau của giảm phân II. Tế bào đó có số NST đơn là: A. 12 B. 48 C. 24 D. 6 Câu 11 : Một gen có chiều dài là 4080A0 và A = 300. Số nucleotit guanin của gen đó là: A. 400. B. 900. C. 600. D. 300. Câu 12 : Trong nguyên phân, khi NST tách nhau, phần nào của NST tách nhau sau cùng. A. Eo 2. B. Eo 1 C. Eo 1 và eo 2. D. Cánh NST. Câu 13 : Trong thí nghiệm tìm ra quy luật di truyền liên kết. Moocgan đã tiến hành lai phân tích: A. Ruồi cái F1. B. Ruồi thân xám, cánh dài. C. Ruồi đực F1. D. Ruồi thân đen, cánh cụt. Câu 14 : Hệ quả từ NTBS trong phân tử ADN là: A. A = G; T = X. B. A + T = G + X. C. A = X; T = G. D. (A+G)/(T+X) = 1. Câu 15 : Trong thí nghiệm của Menđen, khi lai hai giống đậu Hà lan thuần chủng thân cao với thân thấp,thì F2 có tỉ lệ kiểu hình: A. 702 thân cao : 787 thân thấp. B. 787 thân cao : 277 thân thấp. C. 787 thân thấp : 277 thân cao. D. 277 thân cao : 277 thân thấp Câu 16 : Đậu Hà lan có bộ NST 2n là: A. 14 B. 20 C. 32 D. 24 Câu 17 : Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm: A. Đều cho 2 tế bào con. B. Có 1 lần NST nhân đôi. C. Có 1 lần NST xếp hàng trên thoi vô sắc. D. Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. Câu 18 : Nguyên phân gồm mấy kỳ ? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 19 : Trong chu kỳ tế bào, NST nhân đôi tại: A. Kỳ giữa. B. Kỳ đầu. C. Kỳ trung gian. D. Kỳ sau. Câu 20 : Mỗi chu kỳ xoắn của phân tử ADN gồm: A. 10 Nucleotit. B. 20 Nucleotit. C. 30 Nucleotit. D. 40 Nucleotit. Câu 21 : Trong nguyên phân, thoi phân bào được hình thành ở kỳ nào? A. Kỳ cuối. B. Kỳ đầu. C. Kỳ sau. D. Kỳ giữa. Câu 22 : Nếu chỉ căn cứ vào NST giới tính thì ở gà trống sẽ cho mấy loại tinh trùng ? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 23 : Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là: A. Phương pháp lai phân tích. B. Phương pháp lai 2 cặp tính trạng. C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. D. Phương pháp lai 1 cặp tính trạng. Câu 24 : Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, tổ hợp nào là tổ hợp có kiểu gen đồng hợp lặn: A. Hạt vàng, vỏ trơn. B. Hạt xanh, vỏ nhăn. C. Hạt xanh, vở trơn. D. Hạt vàng, vỏ nhăn. Câu 25 : Ở cùng một loài, khi lai cá thể có kiểu gen là AaBb với cá thể có kiểu gen aabb thì F1 có tỉ lệ kiểu hình: A. 1:1:1:1 B. 3:1 C. 9:3:3:1 D. 1:2:1 Câu 26 : Đột biến gen có mấy dạng ? A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 27 : Cơ thể có kiểu gen AABb khi giảm phân cho mấy loại giao tử: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 28 : Người bị bệnh đao và người bị bệnh tớcnơ đều có chung biểu hiện: A. Lùn, má phệ, miệng hơi há. B. Ngón tay ngắn. C. Lùn, không có con. D. Cổ rụt, miệng hơi há. Câu 29 : Có 2 tế bào tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần. Số tế bào con tạo thành là: A. 8 B. 4 C. 32 D. 16 Câu 30 : Ở ruồi giấm. Một tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó là: A. 16 B. 4 C. 8 D. 32 Câu 31 : NST có hình dạng, kích thước đặc trưng tại: A. Kỳ cuối. B. Kỳ sau. C. Kỳ đầu. D. Kỳ giữa. Câu 32 : Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền: A. mARN. B. aARN C. tARN. D. rARN. Câu 33 : NST tồn tại thành từng cặp tương đồng tại tế bào: A. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng. B. Giao tử. C. Hợp tử và tế bài sinh dục. D. Tế bào sinh dục. Câu 34 : Kiểu đặc trưng cho từng loại Protein do cấu trúc nào của Protein quy định ? A. Bậc 2 B. Bậc 4 C. Bậc 3 D. Bậc 1 Câu 35 : Ở người, một tế bào nguyên phân 1 lần. Hỏi môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nguyên liệu tương đương với NST mới. A. 59 B. 24 C. 46 D. 23 Câu 36 : Khi co ngắn cực đại, NST có chiều dài: A. Từ 0,2 đến 0,5 µm. B. Từ 0,1 đến 0,2 µm. C. Từ 0,5 đến 1 µm. D. Từ 0,5 đến 50 µm. Câu 37 : Ở người 2n = 46, Bình thường số nhóm gen liên kết ở người là: A. 13. B. 23. C. 46. D. 92. Câu 38 : Chỉ ra cặp tính trạng Không phải là tương phản trong các cặp tính trạng sau: A. Hoa màu đỏ, hoa màu vàng. B. Thân cao, thân thấp. C. Hạt nhăn, hạt trơn. D. Hạt vàng, hạt nhăn. Câu 39 : Ở ruồi giấm 2n = 8, một tế bào nguyên phân nhiều lần cho nhiều tế bào con. Mỗi tế bào con có số NST là: A. 8 B. 4 C. 16 D. 32 Câu 40 : ADN được cấu tạo từ các nguyên tố: A. C,H,N,O và P. B. C,H,O,N và S. C. C,H N,P và S. D. C,H,N,O. ----- Hết -----
Tài liệu đính kèm: