Trường THCS Tân Tiến Họ và Tên HS:.. Lớp:. Mã đề: 02 Đề kiểm tra học kì I Môn: Sinh học – Lớp: 9 Thời gian kiểm tra: 45 phút Duyệt đề Năm học: 2016 - 2017 Điểm trắc nghiệm Lời phê A. Trắc Nghiệm (4 điểm) – Thời gian: 15 phút I.Hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a,b,c,d) trong các câu sau cho ý trả lời đúng nhất 1. Trong thí nghiệm của Menđen, tính trạng hạt vàng tương phản với tính trạng nào sau đây? a. Hạt vàng b. Hạt trơn c. Hạt xanh d. Hạt nhăn 2. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn trong các trường hợp sau đây? a. 2 b. 4 c. 8 d. 16 3. Hai crômatic trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn diễn ra ở kì nào trong giảm phân? a. Kì đầu giảm phân II b. Kì giữa giảm phân I c. Kì sau giảm phân I d. Kì sau giảm phân II 4. Trong tế bào sinh dưỡng ở người bình thường có bao nhiêu cặp nhiễm sắc thể? a. 22 b. 23 c. 46 d. 48 5. Phân tử ADN có chức năng gì? a. Biểu hiện thành tính trạng b. Lưu giữ thông tin di truyền c. Truyền đạt thông tin di truyền d. Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền 6. Một gen của vi khuẩn có số nuclêôtit loại A là 1500, chiếm 30%. Hãy cho biết gen đó dài bao nhiêu bao nhiêu? (mỗi nuclêôtit dài 3,4 Ao) a. 8500 Ao b. 9000 Ao c. 9500 Ao d. 10000 Ao II. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ dấu 1. Ở người bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính của nam giới là ...................... 2. Ở kì giữa của nguyên phân, các ......................................... co ngắn cực đại. 3. Ở giảm phân II, các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì ............................ 4. Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số nhiễm sắc thể là ........................ của n (nhiều hơn 2n). Trường THCS Tân Tiến Họ và Tên HS:.. Lớp:. Mã đề: 02 Đề thi học kì I Môn: Sinh học – Lớp: 9 Thời gian kiểm tra: 45 phút Duyệt đề Năm học: 2016 - 2017 Điểm Lời phê B. Tự Luận (6 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Ở cây lúa, tính trạng hạt dài trội hoàn toàn so với hạt tròn a) Cho lai giữa cây lúa có hạt gạo dài thuần chủng với cây lúa có hạt gạo tròn thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa. Làm sao để biết được cây lúa hạt gạo dài có thuần chủng hay không? b) Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Câu 2: (1,0 Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào xác định? Câu 3: (2,0 điểm) a) Nhà bạn An và Bình đều trồng giống lúa DR2. Khi thu hoạch, nhà An đạt năng suất khoảng 7,5 tấn/ha/vụ, còn nhà Bình chỉ đạt năng suất 5 tấn/ha/vụ. Qua tình huống trên em hãy giải thích tại sao cùng một giống lúa nhưng năng suất thu được ở hai gia đình lại khác nhau? b) Hãy phân biệt thường biến và đột biến. Đời cháu (F2) Đời con (F1) Đời ông bà (P) Câu 4: (1,0 điểm) Bệnh câm điếc bẩm sinh do một gen quy định ( : nữ bình thường, : nữ mắc bệnh, : nam bình thường, : nam mắc bệnh) qua ba đời của một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ như hình bên. Quan sát hình và cho biết: a) Gen gây bệnh là gen trội hay lặn? Vì sao em biết? Hình: Sơ đồ phả hệ b) Xác định kiểu gen của những người trong gia đình ở sơ đồ phả hệ bên. Hướng dẫn chấm đề số: 02 Câu Nội dung Điểm Trắc nghiệm (4 điểm) 1 1.c 0,5 đ 2 2.d 0,5 đ 3 3.d 0,5 đ 4 4.b 0,5 đ 5 5.d 0,5 đ 6 6.a 0,5 đ 7 1. XY 0,25 đ 2. nhiễm sắc thể kép 0,25 đ 3. giữa 0,25 đ 4. bội số 0,25 đ Tự luận (6 điểm) 1 a) Xác định kết quả thu được ở F1 Theo đề bài, ta quy ước: Gen A: quy định hạt dài Gen a: quy định hạt tròn Cây lúa hạt dài thuần chủng mang kiểu gen AA Cây lúa hạt gạo tròn mang kiểu gen aa * Sơ đồ lai: P: AA x aa GP: A a F1: Aa - Kết quả thu được là ở F toàn cây lúa hạt dài có kiểu gen là dị hợp. - Để xác định cây lúa hạt gạo dài có thuần chủng hay không thì ta cần thực hiện phép lai phân tích hoặc cho chúng tự thụ phấn với nhau. Nếu đời con đồng tính thì cây lúa hạt dài thuần chủng, nếu phân tính thí cây lúa hạt dài không thuần chủng. b) Ý nghĩa của tương quan trội lặn: Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 2 -Vì prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axit amin khác nhau. Tính đặc thù và đa dạng của prôtêin do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin quyết định. Sự sắp xếp các axit amin theo những cách khác nhau tạo ra những phân tử prôtêin khác nhau. - Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian 0,75 0,25 3 a) Năng suất thu được ở hai gia đình khác nhau là do kĩ thuật canh tác của hai gia đình khác nhau. Tính trạng năng suất của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường. b) Phân biệt thường biến và đột biến: 1,0 3 Thường biến Đột biến - Là biến dị kiểu hình nên không di truyền được - Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện môi trường - Có lợi - Là biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN) nên di truyền được - Xuất hiện riêng rẽ từng cá thể với tần số thấp một cách ngẫu nhiên - Thường có hại 0,5 0,25 0,25 4 a) Bệnh máu khó đông là do gen lặn quy định vì cặp vợ chồng ở đời con (F1) không mắc bệnh, sinh con ra mắc bệnh. b) Kiểu gen của các người trong gia đình: - Những người không mắc bệnh có kiểu gen dị hợp. Những người mắc bệnh có kiểu gen đồng hợp lặn 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: