PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MA TRẬN THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN: SINH HỌC 9 THỜI GIAN: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Tên chủ đề (Nội dung, chương Nhận biết ( 40%) Thông hiểu (30%) Vận dụng (30%) Tổng cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL I: Các TNcủa menđen Xác định và giải thích kết qủa TN của men đen 1 câu 3điểm 30% 1câu 3đ 30% 1 câu 3điểm 30% II: Nhiễm sắc thể) Giải thích tính ổn định của bộ NST 1 câu 2điểm 20% 1câu 2đ 20% 1 câu 2điểm 20% III: AND và gen Nêu được cấu tạo bản chất của gen (ADN) 4 câu 2 điểm 20% 4 câu 20% 2đ 4 câu 2 đ 20% IV: Biến dị Nêu vai trò của đột biến gen Giải thích cơ chế thể dị bội 2câu 3điểm 30% 1câu 20% 2đ 1 câu 1đ 10% 2 câu 3đ 30% 8 câu 10 điểm 100% 5 câu 4đ 40% 1câu 3đ 30% 1 câu 2đ 20% 1 câu 1đ 10% 8 câu 10 đ 100% PHÒNG GD& ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG Họ và tên.....................................................Lớp9/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: SINH HỌC 9 THỜI GIAN: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Điểm: Lời phê: ............................................................................................................................. I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Chọn phương án trả lời đúng. 1. Về cấu tạo, thì một gen là: A. 1 đoạn mạch đơn ADN B. 1 đoạn ADN hai mạch C. 1 đoạn ARN xoắn kép D. 1 phân tử ADN nguyên. 2. Sơ đồ thể hiện vai trò và quan hệ prôtêin với axít nuclêôtít là: A. prôtêin ADN ARN tính trạng B. Tính trạng prôtêin ARN ADN C. ADN ARN prôtêin tính trạng D.ARN prôtêin ADN tính trạng 3. Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây? A. Cấu trúc bậc 1và bậc 2 B. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 C. Cấu trúc bậc 3 D. Cấu trúc bậc 4 4. Sự tổng hợp chuỗi axit amin dựa trên những nguyên tắc nào? A. Nguyên tắc khuôn mẫu mARN B. Nguyên tắc bổ sung; A-U, G-X C. Nguyên tắc khuôn mẫu ADN D. Nguyên tắc toàn phần Câu 2: (2 điểm) - Tìm những từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay thế cho các số 2,3,4...., để hoàn thành câu sau: a - Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất: + Sự thay đổi cấu trúc gen dẫn tới thay đổi cấu trúc(1) , dẫn tới biến đổi kiểu hình. + Trong thực tiễn cũng gặp các(2) tự nhiên, nhân tạo có lợi cho chính sinh vật và cho con người + Đột biến gen được coi là(3) quan trọng trong tiến hóa và chọn giống + Trong trồng trọt và chăn nuôi, người ta đã gây ra đột biến gen nhân tạo (4) những giống có lợi cho nhu cầu của con người II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1: (3 đ) a) Phát biểu nội dung qui luật phân li b) Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào ? Câu 2: (2 đ) Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh vật sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ? Câu 3: (1đ) Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)? -------------------------Hết------------------------ Tổ chuyên môn duyệt đề. Giáo viên soạn Lê Văn Tiên PHÒNG GD & ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN SINH HỌC 9 THỜI GIAN: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.Trắc nghiệm: (4,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Chọn phương án trả lời đúng, Mỗi ý đúng ghi 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án B C CD AB Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án Prôtêin đột biến nguồn nguyên liệu để tạo ra Điểm 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ II. Tự luận: (6,0 điểm) Số câu Trả lời Điểm Câu 1 a) - Nội dung qui luật phân li. - Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chuẩn P. b) - Sự phân li của nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử (là Aa đã phân li tạo ra 2 loại giao tử là A,a) - Sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh ( ta có sự tổ hợp lại A với A cho AA, A với a cho Aa ; a với a cho aa) 1đ 1đ 1đ Câu 2 - Bộ NST của các loài đều có số lượng là 2n NST (số lượng này có sự khác nhau ở mỗi loài) - Qua giảm phân thì mỗi cá thể của mỗi loài sẽ cho bộ NST đơn bội là (n) NST (số lượng này cũng khác nhau ở mỗi loài) - Sinh sản hữu tính là có sự kết hợp 2 bộ NST sắc thể đơn bội của 2 cá thể khác nhau nhưng cùng loài (tức có cùng số lượng 2n và n) => 2 cá thể, mỗi cá thể cho 1 giao tử là (n) (có số lượng NST giống nhau tuy khác nguồn gốc do nó cùng loài ) => n+n = 2n (bộ NST ban đầu và đặc trưng của loài ) 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 3 - Do các tác nhân gây đột biến từ môi trường làm rối lọan quá trình giảm phân dẫn tới phân li không bình thường ( không phân li) của một hoặc 1 số cặp NST tương đồng nào đó đã tạo thành giao tử bất thường 1đ
Tài liệu đính kèm: