Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phương Trung

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phương Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Phương Trung
TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG
Họ và tên:
Lớp 8A
Ngày tháng 12 năm 2016
KIỂM TRA HỌC KÌ I: MÔN SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút
Điểm
Lời phê của cô giáo
ĐỀ BÀI:
Phần I: Trắc nghiệm (2điểm) 
Khoanh tròn vào các câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: 
Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm sau: "Dẫn truyền thần kinh là khả năng..."
A. Tiếp nhận các kích thích
B. Phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
C. Lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc nơi tiếp nhận về thân nơron và truyền đi dọc theo sợi trục
D. Tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
Câu 2: Thế nào là sai khớp?
A. Là hiện tượng dây chằng bị dãn và đầu xương không trật khỏi khớp.
B. Là hiện tượng đầu xương và dây chằng bị thay đổi.
C. Là hiện tượng dây chằng bị đứt và đầu xương không trật khỏi khớp.
D. Là hiện tượng xương trật ra khỏi khớp xương.
Câu 3: Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở:
A. Khoang miệng.
C. Ruột già.
B. Ruột non.
D. Dạ dày.
Câu 4: Mạch đổ máu trực tiếp vào tâm nhĩ phải của tim là
A. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới.
B. Động mạch phổi.
C. Động mạch chủ.
D. Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?
Câu 2: (1, 5 điểm)
a) Trình bày các nguyên tắc truyền máu? 
b) Trong một gia đình, người bố có nhóm máu AB, người mẹ có nhóm máu O, người con trai có nhóm máu B, người con gái có nhóm máu A. Người con gái không may gặp tai nạn, mất rất nhiều máu. Khi đưa người con gái tới bệnh viện cấp cứu, bác sĩ yêu cầu cần truyền máu cho người con gái. Nhưng trong kho máu của bệnh viện không còn đủ nhóm máu A. Hỏi vậy trong ba thành viên của gia đình, ai là người có thể cho máu cho người con gái? Vì sao?
Câu 3: (2,5 điểm)So sánh hoạt động trao đổi khí ở phổi và tế bào?
Câu 4: (2 điểm) Nêu cấu tạo dạ dày người? Vì sao sau khi ăn ta cần nghỉ ngơi một lúc, không nên hoạt động tích cực ngay?
( Học sinh chú ý tập trung làm bài, Giáo viên không giải thích gì thêm) 
Câu 1: (2điểm)
Bộ xương người gồm 3 phần: xương đầu, xương chân và xương chi.
- Phần đầu gồm khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm.
- Phần thân gồm cột sống có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. 
- Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực (bảo vệ tim phổi).
- Xương chi gồm xương tay và xương chân (có các phần tương tự nhau).
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 2: 
(1, 5điểm)
*Khi truyền máu cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 
Lựa chọn nhóm máu phù hợp.
Máu người cho không chứa mầm bệnh. 
Truyền từ từ.
* Bài toán nhận thức:
Người mẹ có thể cho máu người con gái. Vì:
- Nhóm máu (người cho) O:
Trên hồng cầu không không kháng nguyên.
Trong huyết tương có hai loại kháng thể α và β.
- Nhóm máu (người nhận) A:
Trên hồng cầu có kháng nguyên: A
Trong huyết tương có kháng thể: β
- Do đó, hồng cầu trong máu người cho không bị kết dính trong huyết tương của máu người nhận 
Câu 3: (2,5 điểm)
*Giống nhau:
- Các khí trao đổi ở phổi và tế bào theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp
1 Trao đổi khí ở phổi 
- Nồng độ O2  ( không khí phế nang ) > nồng độ O2 ( máu mao mạch ) làm O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào mao mạch máu và liên kết với hồng cầu .
- Nồng độ CO2 (trong máu mao mạch) > nồng độ CO2 ( không khí phế nang ) → CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang .
2.Trao đổi khí ở tế bào:
+ Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế
 bào.
 + Nồng độ CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Câu 4: (2 điểm)
- Dạ dày nằm trong khoang bụng.
- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít.
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_I_Sinh_hoc_8_2016_2017.doc