Đề kiểm tra học kì I Sinh học 9 - Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 630Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học 9 - Năm học 2016-2017
Họ và tên: ....................................................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC - LỚP 9
Lớp: .....................
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm): Khoanh vào đáp án đúng nhất:
Câu 1: Cho các thông tin sau:
Đẻ nhiều
Số lượng NST ít
Vòng đời ngắn
Dễ nuôi trong ống nghiệm
Có tính tự phối nghiêm ngặt.
Có nhiều biến dị 
Đặc điểm độc đáo của ruồi giấm thích hợp để Moocgan chọn làm đối tượng nghiên cứu là:
1, 2, 3
1, 2, 3, 4, 5
2, 3, 4, 6
1, 2, 3, 4, 6.
Câu 2: Biến dị nào không phải là thường biến
Lá rau mác có hình lá mác và hình dải dài.
Lá lúa có màu trắng vì không có gen tổng hợp diệp lục.
Rễ cây rau dừa nước biến thành phao.
Mầm khoai tây trong chỗ tối có màu trắng tím.
 Câu 3. Sắp xếp các hình sau theo trình tự của quá trình nguyên phân ở tế bào:
A àB àC àDàEàF
EàDàAàFàCàB
DàEàFàBàCàA
EàDàBàFàCàA
Câu 4 : Một gen có chiều dài 4760 Ao, số nuclêotit loại Guanin = 800. Số nuclêotit mỗi loại trong gen là:
G = X= 800, A=T= 600
G = X= 800, A=T= 650
G =A= 800, X=T= 600
G = X= 800, A=T= 1200
Phần II: Câu hỏi Pisa (3,0 điểm) : Đọc hiểu đoạn thông tin sau 
“Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, do gen lặn qui định, bệnh biểu hiện đồng đều như nhau ở cả 2 giới, với biểu hiện giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc. Bạch tạng hiếm khi chỉ biểu hiện ở da, nhưng có thể chỉ biểu hiện ở mắt một cách đơn thuần. Cơ chế bệnh có liên quan đến vai trò của men tyrosinase trong việc chuyển hóa tyrosin thành DOPA. Bạn không thể phát hiện ra bệnh bạch như các bệnh thông thường như  bệnh cảm lạnh hoặc cúm, vì bệnh là do gen gây ra. Bệnh biểu hiện với da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc. Người bệnh sợ ánh sáng, bị giật nhãn cầu. Khám ghi nhận đáy mắt và mống mắt trong suốt. Hậu quả là bệnh nhân bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng. Người bệnh cần mang kính mát, khăn che ánh sáng mặt trời”. 
(Theo 
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Bệnh bạch tạng có di truyền không?......................................................................
2. Đặc điểm di truyền của bệnh là:
Do gen lặn nằm trên NST giới tính qui định.
Do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
Do gen trội nằm trên NST giới tính qui định.
Do gen trội nằm trên NST thường qui định.
Do nhiễm vi khuẩn, vi rút như các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể nhận thấy bằng mắt thường là:...
.
4. Bệnh gây ra hậu quả gì cho người mang bệnh?......................................................
5. Một gia đình có người ông ngoại bị bệnh, bà ngoại bình thường. Mẹ và anh chị em của mẹ có kiểu hình bình thường, bố có kiểu hình bình thường nhưng cháu gái bị bệnh.Kiểu gen của ông ngoại, bố mẹ và cháu gái là gì biết rằng bệnh do 1 cặp gen qui định (A, a).
Ông ngoại
Bà ngoại
Mẹ
Bố
Cháu gái
Phần III: Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm) : Viết kiểu gen của người bị bệnh Đao, bệnh Tớc nơ, bệnh Claiphentơ, biết người bình thường có kiểu gen: 44A + XX (nữ) và 44A + XY (nam).
Câu 2 (2 điểm): So sánh thường biến và đột biến.
Câu 3 (2 điểm) : Biết rằng ở cà chua: quả đỏ (A) là trội hoàn toàn so với quả vàng (a).Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ như thế nào nếu đời con (F1)cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1. Đây là tỉ lệ của phép lai gì? Phép lai đó dùng để làm gì? 
Chú ý: 	Phần I và Phần II: HS làm vào tờ đề thi
	Phần III: HS làm vào giấy thi của mình.
..............Chúc các em làm bài tốt.................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm): 0,5đ/ 1 câu.
D
B
D
A
Phần II: Câu hỏi Pisa (3,0 điểm) : 
1. Bệnh bạch tạng có di truyền không?...có di truyền...... (0,5 đ)
2. Đặc điểm di truyền của bệnh là:
B. Do gen lặn nằm trên NST thường qui định.	 (0,5 đ)
3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể nhận thấy bằng mắt thường là:
da bị giảm hay mất hẳn sắc tố, tóc bạc 	 (0,5 đ)
4. Bệnh gây ra hậu quả gì cho người mang bệnh?.. bệnh nhân bị giảm thị lực, không chịu được ánh sáng mặt trời, da nhạy cảm với tia cực tím và dễ bị ung thư da ở vùng tiếp xúc với ánh sáng.	 (0,5 đ)
5. Một gia đình có người ông ngoại bị bệnh, bà ngoại bình thường. Mẹ và anh chị em của mẹ có kiểu hình bình thường, bố có kiểu hình bình thường nhưng cháu gái bị bệnh.Kiểu gen của ông ngoại, bố mẹ và cháu gái là gì biết rằng bệnh do 1 cặp gen qui định (A, a).
Ông ngoại
Bà ngoại
Mẹ
Bố
Cháu gái
aa
Aa hoặc AA
Aa
Aa
aa
Phần III: Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (1 điểm) :
 - Kiểu gen người bị bệnh Đao: 45A + XX (nữ) và 45A + XY (nam). (0,5 đ)
- Kiểu gen người bị bệnh Tớc nơ: 44A + XO (nữ)	(0,25 đ)
- Kiểu gen người bị bệnh Claiphentơ: 45A + XXY (nam). (0,25 đ)
Câu 2 (2 điểm): So sánh thường biến và đột biến.
* Giống nhau: đều có sự thay đổi kiểu hình cơ thể
* Khác nhau:
Thường biến
Đột biến
Điểm
Biến đổi kiểu hình do sự tác động trực tiếp của môi trường.
Biến đổi kiểu hình do sự biến đổi kiểu gen dưới ảnh hưởng gián tiếp của môi trường.
0,5 đ
Không di truyền
Di truyền
0,5 đ
Đồng loạt theo 1 hướng xác định
Không xác định được hướng biến đổi (vô hướng)
0,5 đ
Giúp sinh vật thích nghi tốt với môi trường sống
Thường gây hại cho sinh vật.
0,5 đ
Câu 3 (2 điểm) : Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ như thế nào nếu đời con cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1. Đây là tỉ lệ của phép lai gì? Phép lai đó dùng để làm gì? Biết rằng ở cà chua: quả đỏ (A) là trội hoàn toàn so với quả vàng (a).
- P: Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
0,5 đ
- Đây là tỉ lệ của phép lai phân tích
0,5 đ
- Phép lai phân tích dùng để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội.
+ Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con F1 là đồng hợp thì kiểu gen của cơ thể trội là đồng hợp.
+ Nếu tỉ lệ kiểu hình đời con F1 là phân tính thì kiểu gen của cơ thể trội là dị hợp tử.
1,0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_9HK1danh_gia_nang_luc.doc