Đề kiểm tra học kì I Sinh học 12 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học 12 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học 12 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Đăng Đạo
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- 2016-2017
MÔN: SINH HỌC – LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
	----------------------------------------
Câu 1. (4 điểm)
	Tại sao nói : “ Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong các tế bào khí khổng”? Hãy cho biết vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá cây?
Câu 2. (3 điểm)
	Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh. Màu xanh của lá cây có liên quan đến chức năng quang hợp không?
Câu 3. (3 điểm)
	Phân biệt nhóm thực vật C3 , C4 , CAM qua các tiêu chí: Đại diện nhóm thực vật, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm ổn định đầu tiên, thời gian cố định CO2 , các tế bào quang hợp, năng suất quang hợp.
-----------Đề thi có 01 trang---------
SỞ GD& ĐT BẮC NINH
THI HỌC KÌ 1 -NĂM HỌC 2016-2017
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11
Câu
Nội dung
Điểm
1
(4 điểm)
*Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước vì:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng→ khí khổng mở ra
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng→ khí khổng đóng lại
* Vai trò của quá trình thoát hơi nước qua lá cây
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ: ( giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất; tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo)
- Tạo điều kiện cho khí khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho qt quang hợp
- Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lí của cây diễn ra bình thường
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
2
(3 điểm)
*Thành phần HST: Diệp lục và carôtenôit
- Diệp lục gồm: diệp lục a và diệp lục b
- Carôtenôit gồm: carôten và xantôphyl
* Chức năng HST:
- Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a ở trung tâm.
 -Các carôtenồit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp, chúng hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a và b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a ở trung tâm theo sơ đồ:
Carôtenôit→ Diệp lục b→ Diệp lục a→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
-Diệp lục a ở trung tâm phản ứng tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sang thành năng lượn của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
 ( Ngoài ra. carôlenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.)
*Màu xanh lục của lá không liên quan đến chức năng quang hợp vì: Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá có màu lục
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
(3 điểm)
Phân biệt các nhóm TV
Tiêu chí
TV C3
TV C4
TV CAM
Đại diện
Đa số TV
1 số TV ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới: ngô, rau dền, mía..
Những loài TV mọng nước , vùng khô hạn: xương rồng, dứa
Chất nhận CO2 đầu tiên
RIDP
PEP
PEP
Sản phẩm ổn định đầu tiên
APG
(hợp chất 3C)
AOA
(hợp chất 4C)
AOA
(hợp chất 4C)
Thời gian cố định CO2
1 giai đoạn vào ban ngày
Cả 2 giai đoạn vào ban ngày
 Giai đoạn 1vào ban đêm, Giai đoạn 2 vào ban ngày
Các TB quang hợp
Tế bào nhu mô
Tế bào nhu mô và tế bào bao bó mạch
Tế bào nhu mô
Năng suất qh
Trung bình
Cao gấp 2 TV C3
Thấp
0, 5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_hoc_ki_I_SInh_11.doc