SỞ GD & ĐT CẦN THƠ KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRUNG AN NĂM HỌC: 2016 – 2017 Môn: Sinh – Khối: 10 – THPT (Đề thi có 3 trang) Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ 105 Họ và tên thí sinh:......................................... Số báo danh:.............................. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (24 CÂU, 6 ĐIỂM) Câu 1: Giới nguyên sinh bao gồm A. vi sinh vật, động vật nguyên sinh B. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh. C. tảo, nấm, động vật nguyên sinh D. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh. Câu 2: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm: 1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống theo trình tự từ nhỏ đến lớn là A. 5 → 3 → 2→ 1→ 4. B. 5 → 3 → 2 → 4→ 1. C. 5 → 2 → 3→ 1→ 4. D. 5 → 2 → 3 → 4 → 1. Câu 3: Nội dung đúng khi nói về vi khuẩn lam và tảo lục đơn bào? A. Đều thuộc giới Khởi sinh vì có cơ thể đơn bào B. Đều thuộc giới Nguyên sinh vì có khả năng quang hợp C. Không cùng giới vì vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ còn tảo lục đơn bào là tế bào nhân thực D. Cùng giới vì vi khuẩn lam và tảo lục đơn bào là tế bào nhân thực. Câu 4: Đặc điểm đúng về tế bào nhân sơ? A. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, vùng nhân chứa ADN kết hợp với prôtein histôn B. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm C. Kích thước nhỏ, chưa có nhân hoàn chỉnh, không có ribôxôm D. Kích thước nhỏ, không có màng nhân, không có các bào quan Câu 5: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau về hình thái, cấu tạo và đặc điểm nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì A. sống trong môi trường giống nhau B. được cấu tạo từ tế bào C. có chung một tổ tiên D. có khả năng tự dưỡng Câu 6: Các nguyên tố nào sau đây được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng? A. C, F, Cu, Fe B. H, Zn, Fe, Cu C. N, Cu, Mo, B D. Co, Cu, Fe, Mo Câu 7: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao D. tính phân cực Câu 8: Một trong các lí do để thực phẩm khô bảo quản được lâu hơn thực phẩm tươi là: A. thực phẩm khô nhẹ hơn thực phẩm tươi B. vi khuẩn có hại thiếu nước để duy trì hoạt động sống. C. độ mặn cao nên các vi khuẩn gây hại không hoạt động được. D. thiếu nước nên các tế bào trong thực phẩm khô không thể tiến hành chuyển hóa vật chất. Câu 9: Loại cacbohidrat nào sau đây có đơn vị cấu tạo không phải hoàn toàn là glucôzơ? A. Tinh bột B. Glicôgen C. Mantôzơ D. Lactôzơ Câu 10: Bào quan xảy ra quá trình hô hấp của tế bào là A. lạp thể. B. ti thể. C. bộ máy gôngi. D. ribôxôm. Câu 11: Photpholipit có chức năng chủ yếu là: A. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào B. Tham gia cấu tạo chất nhiễm sắc trong nhân của tế bào C. Là thành phần của tế bào máu ở động vật D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây Câu 12: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo bằng A. peptiđôglican B. kitin C. photpholipit D. xenlulozo Câu 13: Enzim thủy phân được chứa ở bào quan tế bào nhân thực là A. nhân B. không bào C. ribôxôm D. lizôxôm Câu 14: Các bào quan có axit nucleic là A. ti thể và không bào B. không bào và lizôxôm. C. lạp thể và lizôxôm. D. ti thể và lạp thể. Câu 15: Bào quan tổng hợp ATP từ ánh sáng mặt trời ở tế bào thực vật là A. nhân B. ti thể C. lục lạp D. không bào Câu 16: Cấu trúc giúp lục lạp chứa được nhiều chất diệp lục do A. có 2 lớp màng làm tăng diện tích màng B. nhiều túi dẹt tilacôit xếp chồng lên nhau C. chất nền strôma chiếm đầy thể tích bên trong lục lạp D. màng trong gấp nếp làm tăng diện tích bề mặt Câu 17: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" nhờ: A. màng sinh chất có "dấu chuẩn" B. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể C. màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường D. bên ngoài màng sinh chất có chất nền ngoại bào Câu 18: Tế bào thực vật quan sát ở độ phóng đại 10X (độ phóng đại 10 lần) có hình dạng A. bầu dục B. thoi C. nhiều cạnh D. chữ nhật Câu 19: Khi quan sát tế bào thực vật dưới kính hiển vi, làm thế nào để nhận biết tế bào đang co nguyên sinh? A. màng sinh chất tách khỏi thành tế bào B. tế bào căng phồng làm tăng thể tích C. thành tế bào bị vỡ D. thành tế bào bị lõm vào Câu 20: Nồng độ chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch nào sau đây: A. dung dịch saccarôzơ ưu trương B. dung dịch saccarôzơ nhược trương C. dung dịch urê ưu trương D. dung dịch urê nhược trương Câu 21: Hoạt động nào sau đây là của enzim trong tế bào ? A. xúc tác phản ứng sinh hóa B. bảo vệ C. điều hoà quá trình sống D. tham gia phản ứng Câu 22: Điều gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng dần (tính từ nhiệt độ tối ưu của enzim)? A. Hoạt tính enzim tăng lên do sự kết hợp giữa enzim và cơ chất xảy ra dễ dàng hơn B. Hoạt tính enzim giảm dần do nhiệt độ cao làm protein biến tính C. Enzim không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ D. Phản ứng sinh hóa dừng lại vì enzim bị phá hủy hoàn toàn Câu 23: Đại phân tử nào sau đây bị biến đổi dưới tác dụng của enzim khoang miệng? A. protein B. lipit C. tinh bột D. axit nucleic Câu 24: Cơ chất trong “thí nghiệm với enzim catalaza ” là A. tinh bột B. oxi thoát ra C. H2O2 D. nhiệt độ PHẦN II. TỰ LUẬN (3 CÂU, 4 ĐIỂM) Câu 1: Trình bày đặc điểm của giới thực vật. Ví dụ (1 điểm) Câu 2: Một gen có chiều dài 4760 A0, nucleotit loại T chiếm 10 %. a. Tính % và số nucleotit từng loại của gen trên? (1 điểm) b. Trên mạch 1 của gen có nucleotit loại Guanin chứa 520 và mạch đối diện có nucleotit loại Adenin là 180. Tính % và số nucleotit của từng loại trên 2 mạch của gen. (1 điểm) Câu 3: Vì sao tại dạy dày ở động vật ăn thịt chỉ có đại phân tử protein được enzim pepsin xúc tác mà các đại phân tử khác không thể hoạt động tại đây? (1 điểm) .....................HẾT..................... Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không được giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh.........................................: Số báo danh: .....................Phòng thi số:..................... Chữ kí giám thị số 1: ............................... Chữ kí giám thị số 2: ...................................................
Tài liệu đính kèm: