Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 899

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 983Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 899", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 10 - Mã đề 899
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 899
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN HÓA HỌC 10
 Thời gian làm bài: 45 phút; (35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................................................Số báo danh:..................
(Học sinh không được dùng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Cho biết: 
u Số proton của: N = 7; O = 8; F = 9; Ne = 10; Na = 11; Mg = 12; Al = 13; Si = 14; P = 15; S = 16; Cl = 17; K = 19; Ca = 20; Fe = 26; Br = 35.
v Nguyên tử khối của: H= 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Ba = 137.
Câu 1: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất: S, H2S, SO2 lần lượt là
A. 0, +2, +4.	B. 0, –2, –4.	C. 0, +2, -4.	D. 0, –2, +4.
Câu 2: Cặp chất đều có liên kết ion trong phân tử là
A. NaCl, H2O.	B. HCl, NaCl.	C. MgO, NaCl.	D. NH3, HCl.
Câu 3: Điện hóa trị của natri trong NaCl là
A. 1.	B. 1+.	C. 1−.	D. +1.
Câu 4: Hạt nhân nguyên tử R có điện tích +16.10-19 Culông, cấu hình electron của nguyên tử R là
A. 1s22s22p63s2.	B. 1s22s22p5.	C. 1s22s22p6.	D. 1s22p62s2.
Câu 5: Số electron lớp ngoài cùng của đa số khí hiếm là
A. 6.	B. 8.	C. 4.	D. 2.
Câu 6: Dãy chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?
A. HCl, Cl2, NaCl.	B. Cl2, NaCl, HCl.	C. NaCl, Cl2, HCl.	D. Cl2, HCl, NaCl.
Câu 7: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. nơtron, electron.	B. electron, nơtron, proton.
C. electron, proton.	D. proton, nơtron.
Câu 8: Nguyên tố A có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIIIA.	B. chu kì 3, nhóm VIIIB.
C. chu kì 3, nhóm VIB.	D. chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 9: Nguyên tử nguyên tố X có Z = 17. X có số lớp electron là
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 10: Nguyên tử có
A. 13p, 14e, 13n.	B. 13p, 13e, 14n.	C. 13p, 14e, 14n.	D. 14p, 14e, 13n.
Câu 11: Một nguyên tử có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. X thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm IIIA.	B. Nhóm IA.	C. Nhóm VIIIA.	D. Nhóm IIA.
Câu 12: Cho các ion : . Hỏi có bao nhiêu cation?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 13: Trong phản ứng: CuO + H2 Cu + H2O, chất oxi hóa là
A. CuO.	B. H2.	C. Cu.	D. H2O.
Câu 14: Các nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. Cs.	B. O.	C. Na.	D. F.
Câu 15: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. bán kính nguyên tử giảm dần.	B. độ âm điện tăng dần.
C. tính kim loại giảm dần.	D. tính phi kim giảm dần.
Câu 16: Công thức cấu tạo của phân tử HCl là
A. H = Cl.	B. Cl→H.	C. H − Cl.	D. H→Cl.
Câu 17: Một nguyên tử X có 4 lớp electron. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp N là
A. 18.	B. 32.	C. 8.	D. 2.
Câu 18: Số electron tối đa trong lớp electron thứ 3 là
A. 32 electron.	B. 2 electron.	C. 18 electron.	D. 8 electron.
Câu 19: Nội dung nào sau đây sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.	B. Ion dương gọi là cation.
C. Ion âm là anion.	D. Ion âm gọi là cation.
Câu 20: Cho 11Na; 12Mg; 13Al. Tính bazơ tăng dần trong dãy
A. Mg(OH)2; NaOH; Al(OH)3.	B. Al(OH)3 ; NaOH; Mg(OH)2.
C. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.	D. Al(OH)3; Mg(OH)2; NaOH.
Câu 21: Trong hoá học vô cơ, phản ứng hoá học nào luôn là phản ứng oxi hoá – khử?
A. Phản ứng hoá hợp.	B. Phản ứng trao đổi.	C. Phản ứng phân hủy.	D. Phản ứng thế.
Câu 22: Cation Y2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của nguyên tố Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Y có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.	B. Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
C. Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.	D. Y có số thứ tự 18, chu kỳ 4, nhóm VIA .
Câu 23: Trong các phản ứng hoá hợp sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?
A. 2SO2 + O2 2SO3.	B. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2.
C. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4.	D. BaO + H2O → Ba(OH)2.
Câu 24: Phân tử có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. KCl.	B. H2.	C. Cl2.	D. HCl.
Câu 25: Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của các nguyên tố kim loại?
1) 1s22s1.	 2) 1s22s22p5.	 	3) 1s22s22p63s23p1.	 4) 1s22s22p63s2.
A. 1, 3, 4.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 3.	D. 2.
Câu 26: Một nguyên tố X có 3 đồng vị . Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử lượng trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số nơtron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số nơtron đồng vị 1 là 1 đơn vị . A1; A2; A 3 có giá trị lần lượt là
A. 24; 25; 27.	B. 24; 25; 26.	C. 24; 26; 25.	D. 25; 26; 24.
Câu 27: Cho quá trình Fe ® Fe 3+ + 3e. Nếu có 0,3 mol Fe thì số mol electron nhường là
A. 0,1 mol.	B. 0,3 mol.	C. 0,9 mol.	D. 0,6 mol.
Câu 28: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%.	B. 8,92%.	C. 8,56%.	D. 8,79%.
Câu 29: Nguyên tử X có tổng số hạt electron, proton và nơtron là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 30: Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền là và . Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị , lần lượt là
A. 73% và 27%	B. 70% và 30%	C. 27% và 73%	D. 64% và 36 %
Câu 31: Nguyên tố X ở ô 11, số hạt mang điện dương ít hơn hạt không mang điện 1 hạt. Số khối của X là
A. 12.	B. 21.	C. 23.	D. 22.
Câu 32: Cho 10 gam một muối cacbonat của một kim loại nhóm IIA vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2(đktc). Vậy kim loại là
A. Be.	B. Ca.	C. Mg.	D. Ba.
Câu 33: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 32. Số proton trong nguyên tử của A, B lần lượt là
A. 12, 20.	B. 7, 25.	C. 15, 17.	D. 8, 14.
Câu 34: Nguyên tố R tạo hợp chất khí với hiđro có công thức phân tử RH3. Trong oxit cao nhất của R có chứa 25,93% R về khối lượng. R là
A. nitơ.	B. lưu huỳnh.	C. oxi.	D. photpho.
Câu 35: Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số của các chất trong phản ứng là
A. 23.	B. 21.	C. 25.	D. 19.
---------------Hết---------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA HOC 10_MA 899.doc