Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2015-2016 môn: Giáo dục công dân 10 - Trường THPT Vĩnh Định

docx 1 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1843Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2015-2016 môn: Giáo dục công dân 10 - Trường THPT Vĩnh Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I - Năm học 2015-2016 môn: Giáo dục công dân 10 - Trường THPT Vĩnh Định
 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH Môn: GDCD 10
Mã Đề: G01
 Thời gian: 45 phút 
Câu 1: (4 điểm)
Phủ định là gì? So sánh sự giống và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình? Lấy ví dụ về phủ định biện chứng và phủ định siêu hình? 
*
Câu 2: (4 điểm) Dựa vào sơ đồ sau đây:
 Lớp 10 11 12 
 Học sinh THPT Đậu Đại học Sinh viên
Em hãy xác định:
Chất ban đầu. - Lượng ban đầu. - Độ. - Điểm nút. - Chất mới.
Từ đó, em hiểu thế nào là chất của sự vật, hiện tượng? Để học khá, giỏi môn Tiếng Anh em vận dụng quy luật “lượng – chất” như thế nào cho phù hợp?
Câu 3: (2 điểm) Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong tình huống sau:
Tuấn và Trọng tranh cãi về mối quan hệ giữa vận động và phát triển
- Tuấn: Không có sự vận động thì không có sự phát triển nào cả.
- Trọng: Theo tớ, cậu đã hiểu sai, bởi có những sự vật, hiện tượng không vận động vẫn có sự phát triển. Ví như cây cối chúng đứng yên một chỗ nhưng vẫn sinh trưởng, ra hoa, kết trái đấy thôi!
 	Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của Tuấn hay Trọng? Vì sao?
----- Hết -----
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THPT VĨNH ĐỊNH Môn: GDCD 10
Mã Đề: G02
 Thời gian: 45 phút 
Câu 1: (4 điểm)
Nhận thức là gì? So sánh sự giống và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính? Lấy ví dụ về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính?
*
Câu 2: (4 điểm) Dựa vào sơ đồ sau đây:
 Gió cấp 1 2 3 4 5 6 7 
 	Áp thấp nhiệt đới Bão
Em hãy xác định:
Chất ban đầu. - Lượng ban đầu. - Độ.	 - Điểm nút.	- Chất mới.
Từ đó em hiểu như thế nào là lượng của sự vật hiện tượng? Để học khá, giỏi môn Tiếng Anh em vận dụng quy luật “lượng – chất” như thế nào cho phù hợp?
Câu 3: (2 điểm) Để củng cố bài giảng “Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng”, thầy giáo yêu câu mỗi bạn lấy một ví dụ về phủ định biện chứng.
- Minh: Ví dụ khi em nói “Ngôi nhà này đẹp”, rồi lại nói “Ngôi nhà này không đẹp” để phủ định lại câu nói trước của em, đó là phủ định biện chứng.
- Hà: Bắt và giết chết một con sâu đang ăn lá cây, là phủ định biện chứng.
- Lan: Gieo hạt thóc xuống đất, hạt thóc sẽ nảy mầm, mọc thành cây lúa và trổ bông, từ hạt thóc ban đầu đã có nhiều hạt thóc mới nảy sinh, đó là phủ định biện chứng.
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
----- Hết -----

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra_HKI_GDCD_10_theo_huong_phat_huy_nang_luc_hs.docx