TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2014-2015 VẬT LÝ 10 BAN B, CƠ BẢN D Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1(2,5đ). 1a/Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm sự rơi tự do và viết các công thức rơi tự do. C 1b/Thả một vật rơi tự do từ độ cao h , vận tốc lúc chạm đất là 20m/s. Tính độ cao h và thời gian vật rơi. Lấy g = 10m/s2 Câu 2( 2,5đ). α 2a/ Lực là gì? Nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm. m B A 2b/ Hệ cân bằng như hình vẽ, dây AB nằm ngang,dây BC hợp với dây AB 1 góc α = 1200. Vật có trọng lượng 60N treo vào điểm B. Tìm lực căng của hai dây AB và BC. Câu 3(2,5đ). 3a/ Phát biểu và viết công thức định luật III Niu-tơn. 3b/ Một chiếc xe có khối lượng m = 2 tấn đang chuyển động thì hãm phanh và sau 3 giây kể từ lúc hãm phanh thì xe dừng lại. Biết lực hãm là 4000N. Tính vận tốc lúc xe hãm phanh và quãng đường xe đi được từ lúc hãm phanh cho đến khi dừng.( Bỏ qua ma sát giữa bánh xe và mặt đường) . Câu 4(2,5đ) G. O A B 4a/Viết công thức momen lực (có nêu đơn vị) . Phát biểu quy tắc momen lực. m1 4b/ Thanh AB đồng chất tiết diện dều dài 100cm, tại đầu A của thanh treo vật m1 = 300g và đặt giá đỡ tại 0 để thanh cân bằng nằm ngang. - Biết OA = 20cm; Tính trọng lượng của thanh AB.( Lấy g = 10m/s2 ) - Bây giờ treo thêm vật có khối lượng m2 = 500g tại đầu B, để thanh AB vẫn cân bằng nằm ngang thì dời giá đỡ về phía nào một đoạn bằng bao nhiêu? HẾT HỌ VÀ TÊN HỌC SINHSỐ BÁO DANH. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I - LÝ 10B, CBD NĂM HỌC: 2014-2015 Thời gian làm bài: 45 phú Câu 1(2,5đ). 1a/Rơi tự do: là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực (0,5đ) Đặc điểm rơi tự do: Là chuyển động thẳng nhanh dần đều (0,25đ); phương rơi theo phương thẳng đứng , chiều từ trên xuống(0,25đ) Công thức rơi tự do: Viết S = (0,25đ); v = gt (0,25đ) 1b/ t= 2s (0,5đ); tính h = 20m (0,5đ) Câu 2.(2,5đ) 2a/Lực là đại lượng vec –tơ (0,25đ) đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác (0,25đ) mà kết quả gây ra gia tốc cho vật(0,25đ) hoặc làm vật bị biến dạng (0,25đ) Muốn cho chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực các lực tác dụng lên chất điểm bằng không(0,5đ). 2b/ vẽ hình, phân tích lực đầy đủ(0,25đ); viết TBCcos300 = P (0,25đ); tính TBC=40√3N (0,25đ); TAB= 20√3N(0,25đ) Câu 3(2,5đ). 3a/Trong mọi trường hợp, Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực (0,25đ) Hai lực này cùng giá (0,25đ), cùng độ lớn nhưng ngược chiều (0,25đ). Công thức (0,25đ) 3b/ Vẽ hình có phân tích lực đầy đủ, có chọn hệ quy chiếu(0,25đ) - Fh= ma(0,25đ) a = -2m/s2 (0,25đ); tính v0 = 6m/s (0,5đ); S = 9m(0,25đ) Câu 4 (2,5đ) 4a/ Công thức Momen lực: M =Fd có kèm theo đơn vị (0,25đ). Quy tắc momen lực: Muốn cho vật rắn có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng (0,25đ)thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ (0,25đ)bằng tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay theo chiều ngược lại (0,25đ) 4b/Vẽ hình biểu diễn các lực gây ra tác dụng quay (0,25đ) Viết P1. 0A= P.OG→ P =(0,25đ) ;P = 2N (0,25đ) P. OG+ P2. OB = P1.O’A → 2(0,5-O’A) + 5(1-O’A) = 3. O’A(0,25đ); tính 0’A = 0,6m(0,25đ); dời giá đỡ ra xa A (0,25đ) một đoạn 0,4m (0,25đ) * Lưu ý : Sai hay thiếu đơn vị trừ 0,25đ cho mỗi lần thiếu và tối đa là trừ 0,5đ cho hai bài toán Thống nhất đáp án trước khi chấm
Tài liệu đính kèm: