Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 -2015 môn : Vật lý – Lớp 10 thời gian : 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1126Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 -2015 môn : Vật lý – Lớp 10 thời gian : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm học 2014 -2015 môn : Vật lý – Lớp 10 thời gian : 45 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ Năm học 2014 -2015
 Môn : Vật Lý – Lớp 10
 Thời gian : 45 phút
A. LÝ THUYẾT
1.Nêu những đặc điểm của lực và phản lực? (1đ)
2. Phát biểu và viết công thức của định luật Húc, chú thích các đại lượng và đơn vị trong công thức.(1đ)
3. Lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu ? khi nào ? có tác dụng gì ? (1đ)
4. Lực nào đã làm mũi tên của cái cung chuyển động? Nguyên nhân nào làm xuất hiện lực đó? (1đ)
B. BÀI TẬP
5.Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 6400m so với mặt đất, cho biết bán kính của Trái Đất là 6400km, khối lượng trái đất là M = 6.1024kg, hằng số hấp dẫn G=6,67.10-11Nm2/kg2. (1đ)
6. Một vật được ném ngang ở độ cao 80m phải có vận tốc ban đầu là bao nhiêu để khi sắp chạm đất vận tốc của nó là 50m/s. Lấy g = 10m/s2.(1đ)
7.(2đ) Một lò xo treo thẳng đứng có đầu trên cố định. Khi treo vào đầu dưới lò xo vật 1có khối lượng 100g thì lò xo dài 24 cm; khi treo vật 2 có khối lượng 150g thì lò xo dài 26 cm. Cho g = 10m/s2
a.Tìm độ cứng của lò xo và chiều dài tự nhiên của lò xo.
b.Nếu treo cả 2 vật vào lò xo thì lò xo dài bao nhiêu ? 
8.(2đ) Một vật có khối lượng 2kg đặt trên mặt bàn nằm ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt bàn là m = 0,25. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 12N có phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s2. 
a)Tính vận tốc vật sau 4s. 
b)Sau 4s lực F ngừng tác dụng. Tính quãng đường vật đi từ lúc bắt đầu kéo cho đến khi dừng lại. 
 (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
 .Hết.
 ĐÁP ÁN ĐỀ KT HK1- LY- LỚP 10 (15/12/2014)
CÂU 
ĐIỂM
1)Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời .
Lực và phản lực cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. 
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào 2 vật khác nhau
 0,25
0,5 
(thiếu 1 ý -0,25)
0,25
2. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo”
+ K : độ cứng lò xo( N/m) 
+ △l : độ biến dạng(độ dãn của lò xo). (m)
+ Fđh : lực đàn hồi (N)
Ct : 0,5đ
0,25đ
0,25đ
3.- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai vật 
Mỗi ý 0,25 đ
- khi vật trượt trên bề mặt vật khác 
- cản trở chuyển động tương đối của vật 
- F mst= µN ( N áp lực ( Niu tơn ) , µ hệ số ma sát trượt )
4.àlực đẩy của dây cung, thân cung lên mũi tên. Các lực này là lực đan hồi xuất hiện do dự biến dạng của dây cung, thân cung.
Pb: 1
5. g=GM/(R+h)2=9,75m/s2
Ct:0,5 kq:0,5
6. 
Ct:0,25 kq:0,25
Ct:0,25 kq:0,25
7. a)k= 25N/m;
b.lo= 20cm
b. mg=k△l
△l= 0,1m
l=30cm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
8. a)Fk – Fms = ma
Với Fms=μmg
à a= 3,5 m/s2
V= vo+at=14m/s
b) – Fms = ma à a = -2,5m/s2
4s đầu S= vot + 1/2at2=28m
V2-vo2=2as à s=39,2m
S tổng= 28+39,2=67,2m
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ V￀ Đ￁P ￁N MᅯN LY 10.doc